Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất lúa hè thu chật vật trong nắng nóng

Sản xuất lúa hè thu chật vật trong nắng nóng
Ngày đăng: 01/06/2015

Những ngày qua, trời tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, bà con nông dân huyện Núi Thành vào vụ sản xuất lúa hè thu với nhiều khó khăn...

Theo lịch thời vụ, vụ lúa hè thu bắt đầu sạ từ ngày 15.5 và kết thúc vào 31.5.2015, tuy nhiên, do nắng nóng nên hầu hết địa phương của Núi Thành, tiến độ sạ lúa hè thu đều chậm và có thể trễ so với lịch thời vụ. Ông Nguyễn Diều – cán bộ nông nghiệp xã Tam Xuân 1 lo lắng: “Trời nắng nóng quá, nông dân không dám ngâm giống nhiều. Vụ lúa hè thu năm nay, Tam Xuân 1 sản xuất giống ngắn ngày chiếm 80%, còn lại 20% sử dụng giống trung ngày.

Đến ngày 22.5 toàn xã cày ải được 70% tổng diện tích nhưng mới sạ được 20ha, có khả năng sản xuất lúa hè thu sẽ trễ hơn lịch thời vụ 5 ngày”. Còn ông Trần Đình – cán bộ nông nghiệp xã Tam Xuân 2 thì cho biết: “Lượng nước năm nay về tương đối đầy đủ nhưng nông dân xã Tam Xuân 2 xuống giống trễ. Vụ này Tam Xuân 2 sản xuất 700ha lúa, sử dụng chủ yếu giống ngắn ngày HT1, Khang dân... Chúng tôi rất lo lắng vì nắng nóng đang kéo dài”.

Tại xã Tam Hiệp, theo ông Trần Bá Tùng - cán bộ phụ trách nông nghiệp, đến nay xã Tam Hiệp mới làm đất 30% trong tổng số 160ha lúa hè thu chủ động nước (chưa kể 80ha không chủ động nước). Ông Tùng nói: “Do nắng nóng, đập Trà Tây thiếu nước, gàu sòng gàu dai tát nước thì không còn nên xã không thể sản xuất đúng lịch thời vụ được”.

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay huyện Núi Thành sản xuất 3.400ha. Trước tình trạng nắng hạn kéo dài, tiến độ sản xuất lúa ở các địa phương đều chậm. Theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, vụ hè thu bà con nông dân Núi Thành sử dụng giống lúa trung và ngắn ngày để gieo sạ tập trung theo trà nhằm tiết kiệm nước tưới, đảm bảo thời vụ. Trong vụ này, huyện Núi Thành rất chú ý đến phân bổ nguồn nước từ hồ chứa Phú Ninh, hồ Thái Xuân. Đối với các hồ, đập địa phương quản lý, tùy khả năng phục vụ tưới trong vụ hè thu mà bố trí sản xuất hợp lý, tránh thiếu hụt nước cho cây trồng.

 Dự báo vụ hè thu năm nay thời tiết nắng nóng nên có khả năng nhiều hồ đập sẽ khô hạn, thiếu nước ở một số vùng. Ngành nông nghiệp huyện Núi Thành khuyến cáo bà con nông dân nên chuyển một số diện tích lúa nước tưới bấp bênh sang sản xuất các loại cây trồng cạn như bắp, đậu các loại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tránh mất mùa do thiếu nước.

Ông Trần Văn A - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành cho biết, để vụ lúa hè thu đạt hiệu quả cao, bà con nông dân nên thực hiện sạ cùng trà cùng loại giống trên từng cánh đồng để dễ áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm, dễ chăm sóc và hạn chế sâu bệnh gây hại”.

 Do có khả năng khô hạn thiếu nước tưới trong vụ là rất lớn nên nông dân cần thực hiện phương án tưới “ướt khô xen kẽ” theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT, cần áp dụng triệt để phương pháp tưới nước tiết kiệm để đảm bảo lượng nước tưới cho cả vụ.

 Một trong những khó khăn hiện nay là vào thời điểm chuyển vụ gieo trồng, thức ăn của chuột ở ngoài đồng ít, chuột thường gây hại tập trung trên các trà lúa mới sạ. Theo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành, biện pháp tốt nhất hiện nay là ra quân đồng loạt đào hang bắt chuột. Các địa phương cần tổ chức cho nông dân ra quân đào bắt kết hợp với hun khói, đổ nước... để diệt chuột đồng thời xây dựng kế hoạch diệt chuột cho cả vụ để chủ động phòng trừ trong từng giai đoạn…


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Vĩnh Phúc Nâng Cao Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

26/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Quýt Đường Trái Vụ

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

05/08/2014
Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi Xã Lạc An, Huyện Bắc Tân Uyên Phát Triển Tổ Hợp Tác Trồng Cây Có Múi

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

05/08/2014
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

26/07/2014
Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

05/08/2014