Sản xuất, chế biến lúa gạo bền vững tại Việt Nam

Đây là chủ đề được hơn 200 đại diện đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm những giáo sư hàng đầu, học giả, nhà nghiên cứu và những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đánh giá cao tại “Hội nghị toàn cầu sản xuất bền vững” vừa diễn ra tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Với tham luận “Tính khả thi của sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp chế biến lúa gạo Việt Nam”, ông Trần Quốc Công, cán bộ nghiên cứu của Đại học Bách Khoa TP.HCM chia sẻ: Trên thị trường quốc tế, giá trị gạo của Việt Nam vẫn còn khá thấp trong khi chi phí sản xuất quá cao, đặc biệt là chi phí năng lượng.
Trong một nghiên cứu được tiến hành trên một nhà máy chế biến gạo thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam, nhà máy đã không quản lý được chi phí tiêu thụ năng lượng. Cụ thể, mức tiêu thụ năng lượng thực tế cao hơn nhiều so với mức điện năng tiêu thụ quy định theo tiêu chuẩn. Trong khi, mức tiêu chuẩn của điện năng tiêu thụ là 23-30 Kwh thì các báo cáo hàng tháng cho thấy nhà máy sử dụng 50 - 60 Kwh để sản xuất 1 tấn nguyên liệu.
Ông Công cũng nhấn mạnh, để sản xuất chế biến lúa gạo bền vững không chỉ ở vấn đề quản lý tiêu thụ năng lượng, việc quản lý chất thải và ô nhiễm cũng là một trong những vấn đề cấp bách nhất của ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, dẫn đến lãng phí nguồn lực, tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm, tác động xấu đến môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như uy tín doanh nghiệp.
Ông Trần Quốc Công trình bày tại hội nghị
Đề xuất giai pháp ông Công nhấn mạnh: “Tính bền vững trong sản xuất không phải “đao to búa lớn” mà chỉ là quan tâm thay thế một số những thói quen cũ, những ý thức cũ, phá bỏ một số lề lối cũ bằng những tư duy đổi mới, sáng tạo và đầy sự chủ động, tính toán khoa học, an toàn và lâu dài. Đó là một trong những khía cạnh chính của sản xuất bền vững mặt hàng lúa gạo cũng như các loại nông sản khác…
Related news

Tuy là vùng đồng bằng, nhưng ĐBSCL lại có rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, rừng tràm ở Đồng Tháp Mười. Đây cũng là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, thủy sản của quốc gia.

Đưa ánh mắt nhìn về phía con đường mới, chị Trần Thị Nhiều, ngụ ấp Láng Sen A, khoe: “Cuộc sống bây giờ khác trước lắm rồi. Bởi giờ muốn đi đâu thì tệ lắm cũng đi bằng xe đạp hoặc xe máy, nhiều gia đình có điều kiện hơn họ còn đi taxi. Cuộc sống ở nông thôn giờ đâu khác gì so với ở thành thị”.

UBND huyện Thanh Thủy vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu giống lúa thuần Thiên ưu 8 và một số giống cây trồng mới vào địa bàn huyện.

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất..

Vùng đất trồng cỏ bây giờ vốn là vùng trồng màu trọng điểm của thôn Bắc Bình. Đất gần sông nên khá màu mỡ, vì vậy khi thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế về vận động người dân thí điểm dự án trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất này thì dân ở đây không đồng tình.