Sản xuất cá tra vẫn trầm lắng
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản.
Hiện nay đang vào thời gian cao điểm của vụ cá Nam, các loài cá nổi xuất hiện nhiều như cá hố, cá cơm... Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể chi phí cho chuyến biển, tạo thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển. Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 lên xấp xỉ 2 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ở các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Phú Yên cá cơm xuất hiện muộn nhưng sản lượng khá cao, đồng thời giá bán sản phẩm ổn định nhờ nhu cầu xuất khẩu cá cơm khô và nguyên liệu sản xuất nước mắm tiếp tục tăng.
Về nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng tháng 8 năm 2015 ước đạt 332.000 tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,2 triệu tấn.
Đáng chú ý, tình hình sản xuất cá tra trong tháng khá trầm lắng, nhu cầu cá tra nguyên liệu của các DN chế biến không cao. Giá cá tra hiện nay vẫn đang duy trì ở mức thấp, chỉ dao động ở mức 20.000 đồng/kg, xấp xỉ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương các hộ nuôi cá thể đã tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra có hiệu quả nên vẫn đang tiếp tục thả nuôi. Chẳng hạn như Đồng Tháp diện tích đạt 1.700ha, tăng 9,3%, An Giang diện tích đạt 937ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với tôm nước lợ, hiện đang vào mùa mưa, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không cao như những tháng trước, tuy nhiên những cơn mưa dễ làm thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi khiến tôm khó thích nghi. Do đó tình hình sản xuất tôm nước lợ tháng này vẫn ảm đạm. Hàng loạt các khó khăn như tình hình xuất khẩu, giá nguyên liệu thấp, thiệt hại do dịch bệnh vẫn đang ảnh hưởng đến người nuôi.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 554 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2015 đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,21% tổng giá trị xuất khẩu.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 687,16 triệu USD, giảm 29,39% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,56% và 10,45%.
Có thể bạn quan tâm
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cơ sở “Khảo sát đặc tính thích nghi, khả năng sinh trưởng và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà tàu vàng tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên”, do Thạc sĩ Trần Hiếu Thuận-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên làm chủ nhiệm.
So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.
Huyện Long Thành hiện có 140 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, bao gồm 119 trại chăn nuôi heo với tổng đàn là 56 ngàn con và 21 trại nuôi gà với tổng đàn 631 ngàn con, trong đó một số trang trại nằm xen lẫn với khu dân cư. Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có diện tích 156 hécta tại 3 ấp 7, 8 và Suối Cả, xã Bàu Cạn. Cụm giết mổ tập trung được bố trí tại ấp Xóm Trầu (xã Long An) và ấp 5 (xã Long Phước) theo công nghệ hiện đại.
Dù vất vả nhưng không bao giờ bỏ ruộng, hết vụ này lại gối vụ khác, nhờ vậy, nhiều gia đình nông dân trong tỉnh Bắc Giang kinh tế khá giả, có "của ăn của để”.
An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển đều khắp nhờ có nhiều ưu thế về thổ nhưỡng, đặc biệt đất phù sa màu mỡ. Tính đến đầu năm 2013, An Giang có tới 23.930 ha đất trồng màu các loại. Những loại rau củ trồng có hiệu quả nhất hiện nay gồm các loại rau xanh, khoai lang, khoai mì, khoai cao, dưa hấu, dưa leo, bí rợ…