Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dập Tắt Mầm Bệnh Trên Đàn Gia Súc

Dập Tắt Mầm Bệnh Trên Đàn Gia Súc
Ngày đăng: 21/06/2013

Thời gian qua, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ổn định không bùng phát như một số tỉnh lân cận Kon Tum, Đak Lak. Thế nhưng trong những ngày qua, đàn bò 12 con của gia đình ông Võ Trường-thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku vừa mua từ nơi khác về nuôi thì bất ngờ 7/12 con có triệu chứng lở mồm long móng (LMLM).

Dù gia đình đã cố gắng chữa trị, nhưng để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc của xã và tỉnh không bị mầm bệnh phát tán lây lan trên diện rộng; Ủy ban Nhân dân TP. Pleiku và cơ quan chuyên môn đã quyết định tiêu hủy toàn bộ đàn bò bị bệnh. Đây là biện pháp quyết liệt nhất trong vài năm trở lại đây trong công tác phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Theo ông Võ Trường, đàn bò 12 con vừa mua có nguồn gốc từ tỉnh Đồng Tháp. Số bò mua đều có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y địa phương được vận chuyển lưu hành sang các tỉnh khác, về Gia Lai từ ngày 3-6, chỉ 4 ngày sau 7/12 con có biểu hiện của bệnh LMLM. Trước tình hình này, gia đình cố gắng chữa trị và nhiều con đã có dấu hiệu khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, ông báo cáo với ngành chức năng kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ. Trước tính chất nguy hiểm của bệnh và để hạn chế không để lây lan trên diện rộng, Phòng Kinh tế TP. Pleiku phối hợp với Chi cục Thú y tiến hành kiểm tra lâm sàng, đồng thời báo cáo khẩn với UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh để có biện pháp xử lý.

Ngay trong ngày 14-6, UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 12/CĐ-UBND về việc tiêu hủy ngay số gia súc mắc bệnh LMLM trên địa bàn thôn 4, xã Trà Đa. Đến ngày 15-6 số gia súc trên đã được tiêu hủy nhằm đảm bảo an toàn trong khu vực, không để mầm bệnh phát tán. Bà Nguyễn Thị Linh Chi-Trưởng trạm Thú y TP. Pleiku cho biết: “Đàn bò đã có mầm bệnh trong cơ thể từ trước, tuy nhiên lại có giấy kiểm dịch vận chuyển sang tỉnh khác là rất nguy hiểm.

Hiện tại đàn bò đã tiêu hủy hết, nhưng để đảm bảo an toàn cho toàn khu vực, Trạm đang tích cực phối hợp với UBND xã Trà Đa tổ chức tiêu độc khử trùng thường xuyên tại khu vực thôn 4. Bên cạnh đó, hàng ngày đều kiểm tra lâm sàng toàn bộ số gia súc tại thôn này để theo dõi có biện pháp xử lý phù hợp.

Điều đáng mừng là khu vực chăn nuôi của gia đình ông Trường được bao bọc bằng tường rất kỹ, bò nhốt riêng biệt một chỗ. Nhờ đó mầm bệnh khó phát tán. Không những vậy, bệnh không xuất phát từ đàn gia súc của địa phương mà từ địa phương khác về. Vì vậy, việc chủ động phòng-chống quyết liệt và tiêu hủy số bò nhiễm bệnh là giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc hiện nay”.

Trong thời điểm hiện nay, các huyện phía Tây tỉnh bước vào giai đoạn mùa mưa, đây là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có điều kiện bùng phát trở lại. Chủ động tiêm phòng-chống dịch bệnh, đặc biệt là việc kiểm dịch việc lưu thông vận chuyển gia súc từ tỉnh này sang tỉnh khác là biện pháp quan trọng để bảo vệ đàn gia súc phát triển ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Kiên Giang Mừng Vì Được Giá Lúa Và Tôm Sú Nguyên Liệu Nông Dân Kiên Giang Mừng Vì Được Giá Lúa Và Tôm Sú Nguyên Liệu

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, liên tục trong hơn hai tháng qua, giá lúa và tôm sú nguyên liệu trên địa bàn luôn ở mức khá cao có lợi cho nông dân mà còn kích thích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển.

15/09/2014
Cá Mùa Lũ Ở An Giang Cá Mùa Lũ Ở An Giang

Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…

15/09/2014
Tôm Giống Sản Xuất Trong Tỉnh Cung Ứng Đạt 60 - 70% Nhu Cầu Tôm Giống Sản Xuất Trong Tỉnh Cung Ứng Đạt 60 - 70% Nhu Cầu

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

15/09/2014
Bảy Ánh “Cá Chình” Bảy Ánh “Cá Chình”

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

15/09/2014
Kim Động (Hưng Yên) Khai Thác Tiềm Năng Vùng Bãi Để Phát Triển Đàn Bò Kim Động (Hưng Yên) Khai Thác Tiềm Năng Vùng Bãi Để Phát Triển Đàn Bò

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

15/09/2014