Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa?
Từ lâu nay, việc nuôi cá ở ruộng cấy lúa nước được coi là biện pháp kinh tế và có hiệu quả để không những tăng năng suất lúa mà còn giảm công việc lao động chăm sóc làm cỏ, sục bùn cho lúa, giảm đến ngừng hẳn việc dùng thuốc trừ sâu và có thêm một lượng cá có giá trị.
Việc sản xuất cá rô phi giống ngoài ruộng đã được tiến hành ở Bắc Ninh và Thái Bình. Tại Bắc Ninh chỉ tận dụng thức ăn tự nhiên của cá ngoài ruộng và sau khi gặt lúa thì thu hoạch cá giống một lần.
Tại Thái Bình đã cho cá ăn thêm thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô) với lượng 1 -2 % tổng khối lượng cá thả; cá giống được thu mỗi tuần một lần. Cách làm như sau: sau khi cấy lúa 20 – 25 ngày, thả cá bố mẹ rô phi vào ruộng với mật độ 4 – 5 con/m2. Cá bố mẹ có cỡ 120 – 150g, tỷ lệ cá đực/cá cái là 1/1.
Chỉ 10 – 12 ngày sau khi thả, cá bắt đầu đẻ. Trên 1 hécta ruộng như thế có thể thu được 50 – 254kg cá giống mỗi năm (năng suất cá phụ thuộc vào khả năng giữ được nước ở trên ruộng) và năng suất lúa đạt 9 – 9,5 tấn/ha/năm (tăng 13% so với ruộng không nuôi cá). ở ruộng có nuôi cá rô phi chỉ phải làm cỏ lúa một lần.
Nuôi cá thịt ở cả hai vụ lúa đã được thực hiện ở vùng trũng Bắc Ninh, Yên Bái. Mật độ cá thả 3.000 con/ha. Cá rô phi cũng được thả ghép với chép, trôi, trắm…; cá chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên. Sản lượng cá đạt 500 – 600 kg/năm; lúa đạt 8 – 9 tấn/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm
Công ty OriginOil, Inc tuyên bố công nghệ Solids Out of Solution(TM) (SOS) của họ có thể được áp dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản với các mức độ độc tố thấp hơn, và nông dân nuôi cá có thể cho cá nuôi của họ ăn tảo trên quy mô rộng.
Bột cá là một nguồn protein phức hợp thường được sử dụng trong thức ăn cho cá. Một bài báo mới được công bố trong tạp chí Khoa học và Công nghệ Thức ăn động vật cho biết các đặc tính vật lý và hóa học của bột cá ảnh hưởng đến cả sản lượng của thức ăn cho cá và chất lượng vật lý của thức ăn.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ hoàng gia KTH ở Stockholm đã phát triển một công nghệ mới ngăn chặn dư lượng dược phẩm xâm nhập vào sông ngòi gây tổn hại cho động vật hoang dã.
Các nhà nghiên cứu chưa từng phát hiện ra cơ chế mà qua đó cá có thể cảm nhận được mùa trong năm và khi nào là thời gian để đẻ trứng.
Pallab Sarker (trái) trợ lý giáo sư nghiên cứu Dartmouth và Giáo sư Anne Kapucinski tiến hành một thí nghiệm về việc sử dụng vi tảo như một thành phần thức ăn chăn nuôi bền vững cho nuôi trồng cá rô phi.