Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi đặc sản chim trời

Nuôi đặc sản chim trời
Ngày đăng: 25/05/2015

Theo nhiều nông dân nuôi chim trời, nếu nắm vững được tập tính riêng và tạo được môi trường sống phù hợp thì người nuôi không lo xảy ra tình trạng chim trời bay mất. Các loài chim hoang dã này có sức đề kháng cao, ít bệnh lại dễ nuôi nên ít rủi ro cho người nuôi.

* Lợi nhuận cao

Ông Phạm Tuấn Hoàng (TP.Biên Hòa), người tiên phong đầu tư nuôi vịt trời với quy mô lớn tại Đồng Nai chia sẻ, tình cờ biết được một cù lao tách biệt nằm giữa sông Đồng Nai có môi trường tự nhiên hoang hóa rất phù hợp cho con vịt trời phát triển, nên ông đã thuê đất lập trại nuôi vịt trời vào năm 2014. Quy mô trại nuôi vịt trời của ông đã nhanh chóng phát triển, có thể đáp ứng những đơn hàng lớn về con giống và con thịt với thị trường mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Theo ông Hoàng: “Vịt trời được thả tự do ngoài tự nhiên nhưng tôi chưa mất con nào vì tôi đã tạo được môi trường phù hợp cho loài vật này sinh trưởng. Mặt khác, đặc tính của vịt trời là khi được thả nuôi ở khu vực nào là nó luôn gắn bó cả đời với nơi nó sinh sống.

Đây là vật nuôi mang lại lợi nhuận rất tốt vì thức ăn chính là thóc và cây lục bình mọc hoang rất nhiều trên sông Đồng Nai. Theo đó, sau 2 tháng nuôi, vịt trời phát triển đến ngưỡng trọng lượng từ 1-1,2 kg/con và có thể xuất bán. Loài vật nuôi hoang dã này hầu như không tốn vốn đầu tư chuồng trại, chi phí thức ăn lại thấp hơn nhiều so với nuôi vịt công nghiệp nhưng hầu như không xảy ra dịch bệnh. Nhưng đây hiện là mặt hàng đặc sản được thương lái vào tận trại thu mua với mức giá khoảng 250 ngàn đồng/con.

Ông Trịnh Quốc Mạnh, chủ cơ sở yến sào Hải Triều (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom), cho hay tuy có rủi ro nhưng nhiều người vẫn đầu tư tiền tỷ để làm nhà thu hút chim yến về làm tổ vì nó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Là loài chim trời, người nuôi không mất chi phí thức ăn hay công chăm sóc. Loài chim này cho đến nay hầu như không xảy ra dịch bệnh gì. “Hiện Đồng Nai đã hình thành những vùng chuyên nuôi yến, sản phẩm tổ yến của Đồng Nai được tiêu thụ tốt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Gia đình tôi cũng mạnh dạn đầu tư nhiều nhà nuôi yến tại Đồng Nai và các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận... Tôi cũng rất chăm chút cho khâu làm bao bì, nhãn hiệu với mục tiêu xây dựng thương hiệu riêng về chất lượng cho cơ sở” - ông Mạnh nói.

* Cần kiểm soát về dịch bệnh

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng dòng thực phẩm sạch, nuôi trồng tự nhiên. Điều này đang mở ra tiềm năng thị trường rất lớn cho các sản phẩm đặc sản có nguồn gốc từ động vật hoang dã, nuôi trồng ngoài thiên nhiên. Theo đó, nhiều doanh nghiệp, nông dân đang đón đầu cơ hội này bằng cách đầu tư sản xuất, chăn nuôi các loại đặc sản từ động vật hoang dã. Tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) đã có doanh nghiệp đầu tư trang trại chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường con giống và sản phẩm thịt của nhiều loại đặc sản, như: gà Đông Tảo, chim trĩ, vịt trời, le le, bìm bịp… Bà Phan Thị Loan, chủ trang trại ở đây, nhận xét: “Nhiều loại chim, động vật hoang dã hiện đã trở thành vật nuôi như con gà, con vịt nhưng lại cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với các vật nuôi truyền thống. Trang trại đang mở rộng quy mô sản xuất lên gấp đôi so với trước, vì nhu cầu tiêu thụ con giống các loại đặc sản này đang tăng rất nhanh”.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết công tác quản lý phải đi theo nhu cầu sản xuất thực tế của người chăn nuôi. Những mô hình nuôi các loài chim, động vật có nguồn gốc hoang dã đạt hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng thu hút đông người tham gia chăn nuôi. Cụ thể, chim trĩ xưa là động vật hoang dã quý hiếm nhưng giờ được nhà nước cấp phép chăn nuôi rộng rãi. Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cũng đã ban hành thông tư về quản lý nuôi chim yến. Chi cục Thú y Đồng Nai cũng rất quan tâm công tác quản lý về dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi các loài thú hoang dã, trong đó đã có vaccine hữu hiệu với nhiều loài chim hoang dã mà trước đây chưa có.


Có thể bạn quan tâm

Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).

02/07/2015
Nông dân trồng rau muống thu nhập khá Nông dân trồng rau muống thu nhập khá

Rau muống là loại rau khá dễ trồng và thị trường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn nên thời gian qua nhiều nông dân chuyên canh trồng rau muống trên địa bàn TP Cần Thơ đã có được thu nhập khá từ loại cây trồng này.

02/07/2015
Lãng phí 60% nước tưới cà phê Lãng phí 60% nước tưới cà phê

Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).

02/07/2015
Diện tích trồng sen ở Tháp Mười (Đồng Tháp) giảm Diện tích trồng sen ở Tháp Mười (Đồng Tháp) giảm

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.

02/07/2015
Trồng xen mắc ca như thế nào? Trồng xen mắc ca như thế nào?

Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.

02/07/2015