Sản Lượng Thủy Sản Tăng Mạnh Đợt Đầu Năm
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, kinh tế thủy sản của tỉnh đang khởi sắc với tổng sản lượng thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 80.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số này, sản lượng nuôi trồng đạt 50.000 tấn, tăng 8%; sản lượng khai thác đạt 30.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 200 triệu USD.
Nếu như khai thác biển tiếp tục duy trì với lượng tàu ra khơi trên 3.000 chiếc mang về nhiều mẻ lưới đầy ắp cá tôm thì lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng bước đầu gặp nhiều thuận lợi. Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh liên tục trong nhiều tháng qua. Cụ thể, tôm loại 20 con/kg có giá 320.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái; tôm loại 30 con/kg giá 280.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Do được giá nên mặc dù hiện nay là thời điểm trái vụ nhưng bà con đã thả nuôi trên 40.000ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, 4.000ha nuôi công nghiệp (thẻ chân trắng).
Ông Trần Văn Giang, nông dân ấp Tân Thuận, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết gia đình ông có 3ha nuôi quảng canh cải tiến và đã được mùa từ đầu năm đến nay với mỗi ngày cho thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng. Vì vậy, ở Cà Mau đang xuất hiện tình trạng người dân vùng ngọt hóa đã tự ý đưa nước mặn vào ruộng để nuôi tôm.
Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, nếu như đà này được duy trì thì tỉnh có thể đạt chỉ tiêu sản lượng thủy sản 460.000 tấn trong năm nay.
Tuy nhiên, ngành thủy sản của Cà Mau cũng đang đứng trước nhiều thử thách do thị trường xuất khẩu không ổn định; nguồn nguyên liệu cho chế biến thiếu nghiêm trọng. Tình hình dịch bệnh của tôm đang có dấu hiệu gia tăng. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã có gần 100ha tôm nhiễm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy dẫn đến năng suất tôm vùng bị bệnh giảm 30%.
Theo quy hoạch, đến năm 2010, tỉnh Cà Mau có 10.000ha nuôi công nghiệp nhưng đến tới thời điểm này, diện tích nuôi tôm công nghiệp mới chỉ đạt 7.000ha.
Hiện nay, Cà Mau khuyến khích bà con nông dân nuôi tôm công nghiệp dần từng bước chứ không ồ ạt để tránh rủi ro, đồng thời, đẩy mạnh nuôi quảng canh cải tiến. Tỉnh phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay, không khí lạnh sẽ hoạt động sớm hơn, đợt rét đậm rét hại đầu tiên nhiều khả năng xảy ra trong nửa đầu tháng 12 (trong khi hàng năm khoảng cuối tháng 12).
Anh Phạm Hồng Hải (phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa được Hội nông dân tỉnh Khánh Hòa tôn vinh nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2011 – 2014, với mô hình nuôi thỏ và nuôi dế anh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay tại quê hương của mình.
“Sản xuất lúa Nhật thì đầu ra ổn định, không sợ bị rớt giá như các loại lúa khác, mình an tâm hơn. Bởi lẽ, được công ty ký hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” – ông Đức phấn khởi.
Ông Lê Thành Phương, nông dân trồng mía cho biết: “Chuẩn bị thu hoạch nhưng nghe nói giá mía đang giảm xuống nữa. Nếu mà mía giảm như vậy, người trồng sẽ gặp khó khăn. Mức giá này, nếu mía trúng, còn lời chút đỉnh, nếu mía ở dạng trung bình thì không có lời”.
Điển hình trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây tiêu vào trồng trọt ở xã Thái Thủy có gia đình anh Ngô Xuân Quang, ở thôn Bắc Thái. Nhờ loại cây trồng này, gia đình anh không những đã thoát được nghèo, mà còn vươn lên làm giàu. Gia đình anh Quang hiện có 4 ha đất đồi, ban đầu anh tập trung vốn liếng trồng các cây ngắn ngày như nén, gừng, khoai lang..., tuy nhiên lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.