Sắn Dây Thất Thu
Sắn dây hiện là cây trồng chủ lực, cũng là nghề truyền thống của xã Bình Minh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Vụ năm nay người trồng sắn dây đang lo lắng, vì giá cả và năng suất thấp.
Gần 30 năm làm nghề trồng và sản xuất sắn dây tại ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), gia đình ông Huỳnh Văn Thanh trồng gần 1ha sắn dây nhưng năng suất giảm gần ½ so năm trước.
Ông cho biết, năm 2013, gia đình ông thu hoạch được khoảng 3 tấn củ tươi/sào, thì năm 2014 chỉ được gần 1,5 tấn, với lượng tinh bột khoảng 20kg/tạ. Bên cạnh đó, giá bán cũng thấp hơn nhiều so vụ trước từ 7.000 – 8.000đ/kg củ tươi (năm 2013 khoảng 15 – 17 ngàn đồng/kg). Giá tinh bột sau khi chế biến 80 ngàn đồng/kg (giảm 10% so năm 2013). Vì thế, người trồng sắn dây đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nặng.
Hiện xã Bình Minh có hơn 30 hộ trồng sắn dây với trên 35ha, giảm 25ha so với năm 2010. Ngoài việc trồng sắn dây, nhiều hộ còn sản xuất tinh bột phục vụ cho thị trường trong và ngoài địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Vượt hơn 50km đường rừng, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Anh Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hợp Tiến, người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông).
Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.
Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.
Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.