Sa Pa trồng thành công sâm Ngọc Linh

Đến nay, sau 5 năm trồng thử nghiệm, bước đầu khẳng định sâm Ngọc Linh có thể phát triển tại vùng núi Sa Pa. Hiện, gần 1.000 cây sâm Ngọc Linh trồng tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên theo phương pháp tự nhiên đều cho củ. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh trồng tại Sa Pa trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, trải qua những đợt mưa tuyết, song vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, trồng từ 5 - 7 năm cho thu hoạch củ. Hiện, trên thị trường sâm Ngọc Linh có giá khoảng 50 triệu đồng/kg củ tươi. Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã phối hợp với Viện Dược liệu gửi mẫu sang Mỹ phân tích hàm lượng hóa dược của sâm Ngọc Linh trồng tại Sa Pa so với sâm Ngọc Linh trồng tại vùng núi Lâm Đồng, để từ đó làm cơ sở xây dựng dự án phát triển nhân trồng đại trà tại Lào Cai.
Việc khảo nghiệm và nhân trồng thành công giống sâm Ngọc Linh là sẽ là hướng phát triển kinh tế mới cho bà con dân tộc thiểu số sống trong vùng lõi và vùng đệm Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nhằm giảm những tác động vào hệ sinh thái rừng, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân là do vào thời điểm hiện nay Đà Lạt đã hết mùa dâu tây chính vụ, khan hiếm hàng đã đẩy giá cả tăng cao. Theo một số tiểu thương, trong thời gian tới giá dâu tây có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện Đà Lạt có trên 100ha dâu tây, chủ yếu ở các phường 7, 8.

Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…

Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.