Nông dân nhổ khoai mì chạy mưa, lỗ vốn

Mặc dù khoai mì chỉ mới trồng 5 - 6 tháng nhưng người dân phải hối hả thu hoạch để tránh mưa ngập.
Chính vì việc thu hoạch sớm nên giá bán khoai mì chỉ 1.500 - 1.700 đồng/kg, trong khi giá mua gần 2.400 đồng/kg (cho khoai mì đạt 30 chữ bột).
Ông Nguyễn Minh Đức, phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết do người dân thu hoạch chạy mưa, chữ bột khoai mì chưa đạt nên giá bán củ mì của nông dân thấp. Bình thường một vụ trồng khoai mì phải một năm, nhưng hiện nay chỉ sáu tháng trở lên đã thu hoạch nên giá thấp là đương nhiên.
Ông Tạ Văn Đáo, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, cho biết những hộ dân trồng khoai mì phải thu hoạch sớm đa số nằm trong diện tích trồng vượt quy hoạch.
Tỉnh Tây Ninh quy hoạch trồng khoai mì đến năm 2020 khoảng 30.000ha nhưng do giá cao su và giá mía giảm, nông dân đã phá bỏ hoặc không trồng lại mà trồng khoai mì nên diện tích đến thời điểm này đã là 60.000ha, vượt gấp đôi quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Theo thời gian, thương hiệu "Nếp bè Chợ Gạo" đang dần mai một, có nguy cơ đánh mất thương hiệu sau bao công sức gây dựng.

Có tên gọi như vậy bởi vì loại cây này không cần đất, chỉ treo lơ lửng trên không cây vẫn sống. Cây chỉ cần phun nước mà vẫn phát triển tươi tốt như trồng dưới đất và có bộ rễ xanh um. Mỗi năm cây ra hoa từ 1-2 lần và cây này giúp làm cho không khí trong lành.

Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi); người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.