Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rộng đường xuất khẩu nông sản sang Mỹ, Nhật Bản

Rộng đường xuất khẩu nông sản sang Mỹ, Nhật Bản
Ngày đăng: 09/11/2015

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu rộng lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chủ lực của Việt Nam có mức thuế bằng 0%.

Một cơ hội khác lớn hơn là vấn đề đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng, tham gia Hiệp định TPP, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng nhập khẩu ngay trên thị trường trong nước.

Việt Nam giữ được lộ trình xóa bỏ tương đối dài với hai nhóm hàng nhạy cảm là thịt lợn và thịt gà mặc dù Việt Nam đã có cam kết mở cửa tại các Hiệp định tự do ASEAN và ASEAN+.

Đồng thời duy trì mức bảo hộ đối với 3 mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan tại WTO có cải thiện về ưu đãi thuế suất là đường, trứng, muối.

Các cam kết về tiếp cận thị trường của Hiệp định sẽ mở ra các cơ hội thị trường lớn hơn cho nông lâm thủy sản Việt Nam.

Đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu đối với nông lâm thủy sản Việt Nam.

Với Hoa Kỳ và Canada, Việt Nam đạt được thỏa thuận tiếp cận thị trường đáng kể với khoảng 98% và 99% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản; 92,68% và 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản; 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam.

Với Nhật Bản, mặc dù đồng ý để Nhật Bản loại trừ mặt hàng gạo khỏi cam kết, Việt Nam đã đạt được mức cải thiện đáng kể so với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).

So với VJEPA, Việt Nam cải thiện được trên 38% dòng hàng hóa, xóa bỏ thuế quan ngay đối với 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản;

Cải thiện hơn 64% dòng hàng hóa thủy sản, xóa bỏ thuế quan ngay đối với gần 91% kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam; cải thiện khoảng 17% dòng gỗ, xóa bỏ thuế quan ngay đối với gần 97% kim ngạch xuất khẩu gỗ vào Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược NN&PTNT, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản; mức độ trung bình đối với gạo, cà phê, cao su, gỗ, điều; mức độ tác động tiêu cực cao sẽ đến với ngành chăn nuôi.

Để tận dụng triệt để cơ hội mà Hiệp định TPP mang lại, giảm thiểu tác động của các thách thức đã và đang phải đối mặt, ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT cho rằng, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam; tăng cường nhân lực; nâng cao năng suất lao động; phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.

Đồng thời, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, Việt Nam cam kết đưa khoảng hơn 98,3% mặt hàng vào lộ trình cam kết xóa bỏ thuế quan.

Lộ trình từ xóa bỏ được áp dụng từ năm thứ 3, từ năm thứ 8, năm thứ 11 đến năm thứ 12 hoặc năm thứ 13 tùy loại sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.

19/04/2012
Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng

Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

08/02/2012
Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.

20/02/2012
Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa

03/08/2011
Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp

Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng về nghề làm bánh chưng truyền thống. Nhờ nghề này, Vĩnh Hòa đã trở thành làng giàu có bậc nhất huyện Yên Thành.

21/02/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.