Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rộng đường xuất khẩu nông sản sang Mỹ, Nhật Bản

Rộng đường xuất khẩu nông sản sang Mỹ, Nhật Bản
Publish date: Monday. November 9th, 2015

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu rộng lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chủ lực của Việt Nam có mức thuế bằng 0%.

Một cơ hội khác lớn hơn là vấn đề đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng, tham gia Hiệp định TPP, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng nhập khẩu ngay trên thị trường trong nước.

Việt Nam giữ được lộ trình xóa bỏ tương đối dài với hai nhóm hàng nhạy cảm là thịt lợn và thịt gà mặc dù Việt Nam đã có cam kết mở cửa tại các Hiệp định tự do ASEAN và ASEAN+.

Đồng thời duy trì mức bảo hộ đối với 3 mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan tại WTO có cải thiện về ưu đãi thuế suất là đường, trứng, muối.

Các cam kết về tiếp cận thị trường của Hiệp định sẽ mở ra các cơ hội thị trường lớn hơn cho nông lâm thủy sản Việt Nam.

Đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu đối với nông lâm thủy sản Việt Nam.

Với Hoa Kỳ và Canada, Việt Nam đạt được thỏa thuận tiếp cận thị trường đáng kể với khoảng 98% và 99% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản; 92,68% và 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản; 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam.

Với Nhật Bản, mặc dù đồng ý để Nhật Bản loại trừ mặt hàng gạo khỏi cam kết, Việt Nam đã đạt được mức cải thiện đáng kể so với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).

So với VJEPA, Việt Nam cải thiện được trên 38% dòng hàng hóa, xóa bỏ thuế quan ngay đối với 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản;

Cải thiện hơn 64% dòng hàng hóa thủy sản, xóa bỏ thuế quan ngay đối với gần 91% kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam; cải thiện khoảng 17% dòng gỗ, xóa bỏ thuế quan ngay đối với gần 97% kim ngạch xuất khẩu gỗ vào Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược NN&PTNT, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản; mức độ trung bình đối với gạo, cà phê, cao su, gỗ, điều; mức độ tác động tiêu cực cao sẽ đến với ngành chăn nuôi.

Để tận dụng triệt để cơ hội mà Hiệp định TPP mang lại, giảm thiểu tác động của các thách thức đã và đang phải đối mặt, ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT cho rằng, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam; tăng cường nhân lực; nâng cao năng suất lao động; phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.

Đồng thời, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, Việt Nam cam kết đưa khoảng hơn 98,3% mặt hàng vào lộ trình cam kết xóa bỏ thuế quan.

Lộ trình từ xóa bỏ được áp dụng từ năm thứ 3, từ năm thứ 8, năm thứ 11 đến năm thứ 12 hoặc năm thứ 13 tùy loại sản phẩm.


Related news

Thị Trường Tiêu Thụ Cây Mía Tím Tăng Cao Thị Trường Tiêu Thụ Cây Mía Tím Tăng Cao

Mấy năm gần đây, nhất là vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng cây mía tím trong dân tăng lên khá cao, kéo theo dịch vụ buôn bán mía cây tại các chợ, ven đường, khu vực đông dân cư…phát triển, đem lại nguồn thu nhập khá cao cho người buôn bán loại hàng hóa này.

Wednesday. February 12th, 2014
Hà Tĩnh Trồng Rau Xanh Trên Vùng Cát Bạc Màu Hà Tĩnh Trồng Rau Xanh Trên Vùng Cát Bạc Màu

Điều khó tin này đến từ kết quả của việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao cho vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh”. Dự án do Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Wednesday. February 12th, 2014
Cảnh Giác Đợt Rầy Cám Nở Rộ Với Mật Số Cao Cảnh Giác Đợt Rầy Cám Nở Rộ Với Mật Số Cao

Do rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá diễn biến phức tạp, sau khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân sớm, các địa phương cần theo dõi thông báo tình hình rầy nâu vào đèn để khuyến cáo nông dân xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy. Tốt nhất nên vận động nông dân trồng rau màu, cải tạo đất trước khi xuống giống lúa Hè Thu.

Wednesday. February 12th, 2014
Ca Cao Đầu Ra Ổn Định, Diện Tích Được Mở Rộng Ca Cao Đầu Ra Ổn Định, Diện Tích Được Mở Rộng

Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên trì giữ vững diện tích.

Wednesday. February 12th, 2014
Nghiên Cứu, Phát Triển Các Giống Chè Xanh, Chè Ô-Long Chất Lượng Cao Nghiên Cứu, Phát Triển Các Giống Chè Xanh, Chè Ô-Long Chất Lượng Cao

Nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các nhà khoa học nhằm góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức đồ uống của người dân trong nước và xuất khẩu.

Wednesday. February 12th, 2014