Trang chủ / Cây lương thực / Trồng sắn

Rệp Sáp Bột Hồng Tấn Công Cây Mì Trên Diện Rộng

Rệp Sáp Bột Hồng Tấn Công Cây Mì Trên Diện Rộng
Ngày đăng: 27/07/2013

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Quyết định về việc công bố dịch rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh, đồng thời phân khai kinh phí phòng trừ dịch bệnh rệp sáp bột hồng trên mì tại Tây Ninh. 

Hiện nay các huyện đang xây dựng kế hoạch tập huấn cho lực lượng chống dịch và hộ nông dân trồng mì ở địa phương. UBND các huyện: Hòa Thành, Dương Minh Châu, Tân Châu, Châu Thành, Tân Biên và Thị xã Tây Ninh đã thành lập ban chỉ đạo chống dịch và đoàn kiểm tra nhằm đánh giá, xác định diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn.

Hiện tại, diện tích trồng mì toàn tỉnh đạt 29.572 ha. Trong đó, vụ Đông xuân là 20.567 ha, vụ Hè thu là 9.005 ha. Các giống mì trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là KM 419, KM 98-1, KM 98-5, KM 94 (MKUC), MO 101,… Các địa phương có diện tích trồng mì nhiều nhất là Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu và Thị xã Tây Ninh.

Mì được trồng chuyên canh hoặc xen canh trong vườn cao su giai đoạn chưa khép tán và một số ít trồng luân canh trên đất ruộng trong mùa khô (vụ Đông xuân). Tính đến ngày 1.7, tổng diện tích cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong toàn tỉnh là hơn 1.142 ha, trong đó có trên 694 ha có mức độ nhiễm nhiễm dưới 30%; 345 ha nhiễm từ 30-70% và gần 103 ha nhiễm trên 70%. Dịch hại đã tấn công diện tích cây mì trên địa bàn 38 xã của 8 huyện, thị tỉnh Tây Ninh, trong đó, huyện Tân Châu và Dương Minh Châu có diện tích mì bị nhiễm nhiều nhất (mỗi huyện trên 300 ha).

Trong tổng số 1.142 ha diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng, người dân đã thu hoạch được 47 ha, còn lại trên đồng chưa thu hoạch là trên 1.095 ha.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Sắn Đạt Năng Suất Cao Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Sắn Đạt Năng Suất Cao

2Lúa xin giới thiệu đến Quý bà con quy trình kỹ thuật trồng sắn đạt năng xuất cao, bền vững cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống sắn để trồng trên diện rộng hoặc sản xuất đại trà lấy từ những ruộng sản xuất tốt hoặc các ruộng nhân giống riêng (nếu có), tuổi của cây sắn trong các ruộng này đạt từ 8 tháng trở lên

22/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Khoai Mì (Sắn) Kỹ Thuật Trồng Khoai Mì (Sắn)

Cây khoai mỳ còn gọi là cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz. Là cây dễ trồng, thích nghi và hợp với các loại đất và chịu hạn tốt.

22/01/2011
Phân Bón Cho Khoai Mì (Sắn) Phân Bón Cho Khoai Mì (Sắn)

Cây sắn có khả năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có thể trồng được từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam và ở độ cao đến 2.500mét. Cây có thể phát triển được ở vùng có lượng mưa từ 600mm đến 1500mm. Mặc dù chịu được hạn, nhưng năng suất giảm khi gặp hạn

08/12/2011
Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn Lây Lan Nhanh Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn Lây Lan Nhanh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, toàn tỉnh có 314 ha sắn bị gây hại, trong đó số diện tích bị nhiễm nặng là 117 ha, tập trung ở các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân nên tiêu hủy triệt để các cây sắn và tàn dư sau thu hoạch ở các vùng đã xuất hiện bệnh. Trong giai đoạn cây con, người trồng cần tăng cường phát hiện và tiêu hủy sớm các cây bị bệnh.

21/04/2012
Rệp Sáp Bột Hồng Tấn Công Cây Mì Trên Diện Rộng Rệp Sáp Bột Hồng Tấn Công Cây Mì Trên Diện Rộng

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Quyết định về việc công bố dịch rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh, đồng thời phân khai kinh phí phòng trừ dịch bệnh rệp sáp bột hồng trên mì tại Tây Ninh.

27/07/2013