Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Xã Ninh Đông, Thị Xã Ninh Hòa Đạt Chuẩn Vietgap

Rau Xã Ninh Đông, Thị Xã Ninh Hòa Đạt Chuẩn Vietgap
Ngày đăng: 19/09/2014

Rau Ninh Đông ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 – Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là nội dung chính được nhắc đến tại Hội nghị tổng kết “Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức vào sáng 16/9 tại Nha Trang.

Triển khai từ năm 2013, đến nay, tổ liên kết trồng rau an toàn VietGap ở xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa có 18 hộ thành viên, với diện tích 2,8 ha. Các hộ trồng rau tham gia tổ liên kết đều tuân thủ các quy định về bảo quản, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại cây trồng, đảm bảo thời gian cách ly thuốc, hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Về hiệu quả kinh tế, mô hình sản xuất rau an toàn đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Tại hội nghị, đại diện tổ liên kết và hệ thống các siêu thị Co.opmart, Maximark Khánh Hòa đã ký kết hợp tác trong việc kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn; mở ra hướng tiêu thụ bền vững, tiến tới xây dựng thương hiệu rau quả an toàn Ninh Đông trong thời gian đến.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thỏ lãi 30 triệu đồng mỗi tháng Nuôi thỏ lãi 30 triệu đồng mỗi tháng

Sau 12 tháng khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ, anh Hòa đã có thu nhập ổn định từ việc bán thỏ giống và thỏ thịt, mức lãi bình quân mỗi tháng 30 triệu đồng, vị chi thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

25/08/2016
Cho mía sống chung với cao su Cho mía sống chung với cao su

Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.

26/08/2016
Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển

Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.

31/08/2016
Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

01/10/2016
Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

12/10/2016