Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu
Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.
Đây được xem là mô hình sản xuất hiệu quả, không chỉ tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi mà còn giúp ND tăng thu nhập.
Ông Châu Văn Bảy ở ấp Hiệp Thạnh, có 1ha trồng lúa nếp và rau muống cho biết, vụ vừa rồi, mỗi công đất (1.000m2) ông thu khoảng 400kg hạt rau muống, với giá bán từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, gia đình ông thu lãi gần 10 triệu đồng/công. Ông khẳng định, 1 công rau muống lấy hạt hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trồng 1 công lúa.
Theo ông Bảy, kỹ thuật trồng rau muống lấy hạt khá đơn giản, khâu làm đất giống như với lúa, chỉ khác là phải cấy thành hàng, mỗi cây cách nhau khoảng 3 - 4cm (trước khi cấy, rau muống được gieo sạ, khi rau cao khoảng một gang tay thì trồng).
Rau muống từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch hạt khoảng 4 tháng nên khi bà con thu hoạch lúa nếp thì cũng chuẩn bị thu hoạch rau muống. Về giống, hiện nay rau muống chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống - giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.
Chi phí trồng rau muống tương đương trồng lúa, nhưng nhờ giá bán hạt cao nên hiệu quả mang lại rất lớn. Nếu trồng 1 vụ rau muống lấy hạt, tiếp tục trồng 2 vụ lúa nếp hè thu và thu đông liền theo, mỗi ha canh tác có thể cho lợi nhuận khoảng 140 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Hội ND xã Hiệp Xương, người trồng rau muống lấy hạt mong có liên kết với các doanh nghiệp để sản phẩm có nơi tiêu thụ ổn. Năm 2012 vừa qua, Quỹ Hỗ trợ ND tỉnh An Giang đã hỗ trợ vốn cho 20 hộ trồng rau muống mở rộng diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người vùng ven sông Đồng Nai, khu vực huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm công nghệ lót bạt đáy ao.
Quýt trĩu quả, đầu ra ổn định, giá cao nên nhiều gia đình vùng núi Dran có nguồn thu nhập cao trong dịp Tết.
Nhờ trồng mít, nuôi cá sạch, ông Lương Văn Tám (Tám Quýt), 63 tuổi ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) thu lời 300 triệu đồng mỗi năm.
Suốt 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, anh Hưởng tự tin khẳng định mình chưa lần nào bị thất bại. Nhờ nuôi cá mú, mỗi năm gia đình anh Hưởng có thu nhập
Áp dụng cách nuôi này giảm đáng kể quy mô diện tích, dễ kiểm soát dịch bệnh, ngược lại tăng vượt trội mật độ thả nuôi.