Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Màu Lãi Lớn

Rau Màu Lãi Lớn
Ngày đăng: 27/05/2014

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

Thị trấn Sóc Sơn và xã Mỹ Thuận, Mỹ Thái… là các địa phương có phong trào trồng rau màu trên đất lúa phát triển rất mạnh. Các loại rau màu được nông dân trồng nhiều là hành, hẹ, rau ăn lá, củ kiệu, khoai môn, dưa hấu… Năm nay, nhiều loại rau rau màu như: Củ kiệu, khoai môn, rau ăn lá được giá nên nông dân rất phấn khởi.

Hiện giá khoai môn đang được thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 18.000 - 19.000 đ/kg. Năng suất khoai môn năm nay cũng cao hơn mọi năm, trung bình đạt từ 3,5- 4 tấn/công, trừ chi phí nông dân còn lãi hàng chục triệu đ/công. Theo thông tin từ một số nông dân cho biết, năm ngoái, giá khoai môn chỉ dao động ở mức từ 7.000- 9.000 đ/kg, nhưng năm nay giá bất ngờ tăng mạnh, nên nhiều hộ trúng đậm.

Ông Nguyễn Hùng Phến, Tổ trưởng Tổ Kinh tế Kỹ thuật xã Mỹ Thuận cho biết, diện tích trồng khoai môn trên địa bàn xã năm 2013 là 17 ha, đến thời điểm này đã tăng lên 28 ha (kế hoạch cả năm là 20 ha). Hiện còn khoảng 5 ha đang trong thời kỳ thu hoạch, vừa được mùa vừa được giá nên nông dân trồng khoai môn năm nay lãi khá cao.

Đến thăm nhà anh Võ Văn Lớn (Năm Lớn) ở ấp Sơn Thuận, xã Mỹ Thuận, một hộ dân đã gắn bó với cây khoai môn nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm về loại cây ăn củ này. Anh Năm Lớn tâm sự: “Người dân trồng khoai môn năm nay được mùa, năng suất trung bình vào khoảng 3,5- 4 tấn/công, giá cao nên các hộ dân trồng môn quanh đây đều vui mừng vì được vụ bội thu”.

Gia đình anh Năm vừa thu hoạch xong 1,5 công khoai môn, sản lượng được hơn 5 tấn với giá bán 18.300 đ/kg. Tổng thu nhập từ 1,5 công khoai môn này trên 91 triệu đ, trừ hết mọi chi phí gia đình anh còn lãi trên dưới 50 triệu đ.

Không chỉ nông dân trồng khoai môn mà người trồng kiệu năm nay cũng thắng đậm vì cả kiệu Tết và kiệu mùa đều được giá. Theo thông tin của phòng NN-PTNN huyện Hòn Đất, kế hoạch của huyện năm nay trồng 32 ha kiệu, nhưng đến thời điểm hiện tại diện tích trồng kiệu trên địa bàn huyện đã vượt chỉ tiêu. Diện tích đất trồng kiệu của huyện tập trung nhiều ở xã Mỹ Thuận, thị trấn Sóc Sơn. Hiện tại, người dân xã Mỹ Thuận đã thực hiện được 26/25 ha so với kế hoạch, Sóc Sơn 12,5 ha.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề hiện nay người dân đang phát triển trồng kiệu khá nhiều, ông Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch UBND thị tấn Sóc Sơn chia sẻ: Người dân gần đây trồng kiệu nhiều là vì được giá, giá kiệu hiện tại là 9.000 đ/kg, năng suất trung bình khoảng 30-35 tấn/ha.

Như vậy với 1 ha trồng kiệu, người dân có thể thu được khoảng 300 triệu đ, trừ hết chi phí cón lãi trên 100 triệu đ/vụ. Do có giá cao, nên sau mùa kiệu Tết, một số hộ tiếp tục đầu tư trồng kiệu dẫn đến tăng diện tích”.

Đi thăm thức tế những vùng chuyên trồng kiệu, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến niềm vui được mùa của các hộ dân đang phất lên nhờ trồng kiệu ở.

Anh Út, ở ấp Mỹ Phú, thị trấn Sóc Sơn là hộ trúng mùa kiệu vụ rồi. Anh Út cho biết, trồng kiệu ít bị sâu bệnh nhưng phải nắm vững kỹ thuật thì mới đạt được sản lượng cao. Mỗi vụ kiệu kéo dài khoảng 4-5 tháng, nếu chăm sóc tốt sản lượng có thể đạt 4 tấn/công. Đây được coi là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nên đã được người dân nơi đây trồng nhiều năm qua.

Gia đình anh Út thu hoạch 2 công kiệu vụ rồi sản lượng đạt 7,5 tấn, với giá 9.000 đ/kg, tổng thu được hơn 65 triệu đ. Sau khi trừ chi phí đầu tư, anh còn lãi trên 30 triệu đ/2 công. Nếu so với trồng lúa thì mức lợi nhuận này cao hơn gấp 5-6 lần. Kế hoạch của gia đình anh là vụ tới tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng kiệu nhằm hướng tới lợi ích kinh tế cao hơn.

Ông Phạm Ngọc Pha, Phó trưởng phòng NN-PTNN huyện Hòn Đất cho biết, là huyện có diện tích sản xuất lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang, sản lượng hơn 1 triệu tấn/năm. Liên tiếp mấy vụ vừa qua, cây lúa gặp khó khăn về đầu ra nên huyện đang có kế hoạch chuyển đổi sang luôn canh rau màu, hướng tới hình thành một số vùng sản xuất tập trung.

Theo đó, huyện sẽ quy hoạch lại, hướng dẫn kỹ thuật để người dân chuyển sang trồng các loại cây thị trường đang có nhu cầu như: Khoai môn, kiệu, các loại rau ăn lá ngắn ngày. Đây là các loại nông sản đang được giá, có vòng quay vốn nhanh, nên nông dân có thể trồng luôn canh 2 lúa - 1 màu hoặc 2, 3 màu - 1 lúa, vừa có thu nhập cao hơn vừa giảm áp lực tiêu thụ lúa trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Kinh tế tập thể chuyển biến tích cực Kinh tế tập thể chuyển biến tích cực

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị:

24/09/2015
Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái

Ngày 22-9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Cục trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang tổ chức diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề : Một số giải pháp phòng trị bệnh hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long.

24/09/2015
Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi

Có điện lưới quốc gia, nhiều nông dân trên đảo Lý Sơn đã mạnh dạn đầu tư đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi. Cách làm này đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân đất đảo.

24/09/2015
Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự báo sẽ khả quan hơn Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự báo sẽ khả quan hơn

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 8/2015 đạt 60,2 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2014.

24/09/2015
Ẩn số thức ăn chăn nuôi Ẩn số thức ăn chăn nuôi

Tại hội thảo với chủ đề “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thông tin

24/09/2015