Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Màu Lãi Lớn

Rau Màu Lãi Lớn
Publish date: Tuesday. May 27th, 2014

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

Thị trấn Sóc Sơn và xã Mỹ Thuận, Mỹ Thái… là các địa phương có phong trào trồng rau màu trên đất lúa phát triển rất mạnh. Các loại rau màu được nông dân trồng nhiều là hành, hẹ, rau ăn lá, củ kiệu, khoai môn, dưa hấu… Năm nay, nhiều loại rau rau màu như: Củ kiệu, khoai môn, rau ăn lá được giá nên nông dân rất phấn khởi.

Hiện giá khoai môn đang được thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 18.000 - 19.000 đ/kg. Năng suất khoai môn năm nay cũng cao hơn mọi năm, trung bình đạt từ 3,5- 4 tấn/công, trừ chi phí nông dân còn lãi hàng chục triệu đ/công. Theo thông tin từ một số nông dân cho biết, năm ngoái, giá khoai môn chỉ dao động ở mức từ 7.000- 9.000 đ/kg, nhưng năm nay giá bất ngờ tăng mạnh, nên nhiều hộ trúng đậm.

Ông Nguyễn Hùng Phến, Tổ trưởng Tổ Kinh tế Kỹ thuật xã Mỹ Thuận cho biết, diện tích trồng khoai môn trên địa bàn xã năm 2013 là 17 ha, đến thời điểm này đã tăng lên 28 ha (kế hoạch cả năm là 20 ha). Hiện còn khoảng 5 ha đang trong thời kỳ thu hoạch, vừa được mùa vừa được giá nên nông dân trồng khoai môn năm nay lãi khá cao.

Đến thăm nhà anh Võ Văn Lớn (Năm Lớn) ở ấp Sơn Thuận, xã Mỹ Thuận, một hộ dân đã gắn bó với cây khoai môn nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm về loại cây ăn củ này. Anh Năm Lớn tâm sự: “Người dân trồng khoai môn năm nay được mùa, năng suất trung bình vào khoảng 3,5- 4 tấn/công, giá cao nên các hộ dân trồng môn quanh đây đều vui mừng vì được vụ bội thu”.

Gia đình anh Năm vừa thu hoạch xong 1,5 công khoai môn, sản lượng được hơn 5 tấn với giá bán 18.300 đ/kg. Tổng thu nhập từ 1,5 công khoai môn này trên 91 triệu đ, trừ hết mọi chi phí gia đình anh còn lãi trên dưới 50 triệu đ.

Không chỉ nông dân trồng khoai môn mà người trồng kiệu năm nay cũng thắng đậm vì cả kiệu Tết và kiệu mùa đều được giá. Theo thông tin của phòng NN-PTNN huyện Hòn Đất, kế hoạch của huyện năm nay trồng 32 ha kiệu, nhưng đến thời điểm hiện tại diện tích trồng kiệu trên địa bàn huyện đã vượt chỉ tiêu. Diện tích đất trồng kiệu của huyện tập trung nhiều ở xã Mỹ Thuận, thị trấn Sóc Sơn. Hiện tại, người dân xã Mỹ Thuận đã thực hiện được 26/25 ha so với kế hoạch, Sóc Sơn 12,5 ha.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề hiện nay người dân đang phát triển trồng kiệu khá nhiều, ông Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch UBND thị tấn Sóc Sơn chia sẻ: Người dân gần đây trồng kiệu nhiều là vì được giá, giá kiệu hiện tại là 9.000 đ/kg, năng suất trung bình khoảng 30-35 tấn/ha.

Như vậy với 1 ha trồng kiệu, người dân có thể thu được khoảng 300 triệu đ, trừ hết chi phí cón lãi trên 100 triệu đ/vụ. Do có giá cao, nên sau mùa kiệu Tết, một số hộ tiếp tục đầu tư trồng kiệu dẫn đến tăng diện tích”.

Đi thăm thức tế những vùng chuyên trồng kiệu, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến niềm vui được mùa của các hộ dân đang phất lên nhờ trồng kiệu ở.

Anh Út, ở ấp Mỹ Phú, thị trấn Sóc Sơn là hộ trúng mùa kiệu vụ rồi. Anh Út cho biết, trồng kiệu ít bị sâu bệnh nhưng phải nắm vững kỹ thuật thì mới đạt được sản lượng cao. Mỗi vụ kiệu kéo dài khoảng 4-5 tháng, nếu chăm sóc tốt sản lượng có thể đạt 4 tấn/công. Đây được coi là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nên đã được người dân nơi đây trồng nhiều năm qua.

Gia đình anh Út thu hoạch 2 công kiệu vụ rồi sản lượng đạt 7,5 tấn, với giá 9.000 đ/kg, tổng thu được hơn 65 triệu đ. Sau khi trừ chi phí đầu tư, anh còn lãi trên 30 triệu đ/2 công. Nếu so với trồng lúa thì mức lợi nhuận này cao hơn gấp 5-6 lần. Kế hoạch của gia đình anh là vụ tới tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng kiệu nhằm hướng tới lợi ích kinh tế cao hơn.

Ông Phạm Ngọc Pha, Phó trưởng phòng NN-PTNN huyện Hòn Đất cho biết, là huyện có diện tích sản xuất lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang, sản lượng hơn 1 triệu tấn/năm. Liên tiếp mấy vụ vừa qua, cây lúa gặp khó khăn về đầu ra nên huyện đang có kế hoạch chuyển đổi sang luôn canh rau màu, hướng tới hình thành một số vùng sản xuất tập trung.

Theo đó, huyện sẽ quy hoạch lại, hướng dẫn kỹ thuật để người dân chuyển sang trồng các loại cây thị trường đang có nhu cầu như: Khoai môn, kiệu, các loại rau ăn lá ngắn ngày. Đây là các loại nông sản đang được giá, có vòng quay vốn nhanh, nên nông dân có thể trồng luôn canh 2 lúa - 1 màu hoặc 2, 3 màu - 1 lúa, vừa có thu nhập cao hơn vừa giảm áp lực tiêu thụ lúa trên địa bàn.


Related news

Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè

Phong trào nuôi cá lồng bè tự phát trên sông Tam Kỳ không chỉ cản trở giao thông đường thủy nội địa mà còn báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Tuesday. June 9th, 2015
Lan mokara bén duyên trên đất Quảng Lan mokara bén duyên trên đất Quảng

Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.

Tuesday. June 9th, 2015
Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng

Nằm sâu trong khu rừng trồng tại địa phương nên trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Văn Lộc ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) đảm bảo về các vấn đề môi trường. Trang trại này giúp cho gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Tuesday. June 9th, 2015
Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ

Trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015, nhất là vụ đông xuân 2014 -2015 ở Cam Lộ (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán. Năm 2014, tổng lượng mưa toàn tỉnh chỉđạt 1.690 mm, bằng 67,6% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Mực nước hồ của các công trình thuỷ lợi lớn đạt ở mức thấp (dưới 50% dung tích thiết kế) có nhiều tác động gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Tuesday. June 9th, 2015
Mường Chà thay đổi tư duy sản xuất cho người dân qua các mô hình khuyến nông Mường Chà thay đổi tư duy sản xuất cho người dân qua các mô hình khuyến nông

Theo bà Lâm Thị Thương Huyền, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Chà: Từ cuối năm 2013 đến nay, Trạm đã xây dựng 8 mô hình khuyến nông cho hàng trăm hộ nông dân ở các xã: Sa Lông, Huổi Lèng, Na Sang... Thành công của mô hình đã khuyến khích nhiều hộ nông dân làm theo để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.

Tuesday. June 9th, 2015