Rau câu xuất hiện nhiều, giá rẻ

Sáng, vợ chồng ông Trần Văn Vinh ở phường Xuân Đài ra hồ sau nhà vớt rau câu rồi gánh đem phơi. Ông Vinh cho biết: “Hồ trồng rau câu nhà tôi rộng 700m2, đợt thu hoạch này phơi khô được trên 50kg, nhưng giá bán chỉ 4.000 đồng/kg. Một vụ trồng rau câu kéo dài 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 9), mỗi tháng thu hoạch một lần, nhưng số tiền bán được chỉ đủ đi hai bữa chợ”.
Cạnh đó, hồ ông Trần Văn Nghĩa rộng gần 1.100m2, mỗi lần thu hoạch hơn 100kg rau câu; tháng này rau câu phát triển thu cỡ 120kg. “Tôi bỏ nghề nuôi tôm chuyển sang trồng rau câu gần 10 năm nay. Trước đây, rau cau có giá trên 15.000 đồng/kg, mỗi năm thu trên 13 triệu đồng. Còn 2 năm nay, rau câu tuột giá, có tháng tôi không muốn vớt”, ông Thắng nói.
Theo nhiều người, trồng rau câu không tốn nhiều chi phí. Đầu vụ, người dân mua rau câu giống mọc từ các hồ nuôi tôm, mỗi bao 100.000 đồng về cấy nuôi; sau khi thu hoạch chừa lại một góc để nhân giống nuôi tiếp vụ sau. Trước đây, nhiều hộ nông dân có hồ nằm trong khu dân cư, nước ô nhiễm, nuôi tôm thất bại nên chuyển sang trồng rau câu, cho thu nhập cao. Tuy nhiên, hiện giá giảm mạnh, người trồng rau câu méo mặt. Ông Nguyễn Tấn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân TX Sông Cầu, cho biết: “Trước đây, nông dân thu hoạch, phơi khô rau câu rồi bán cho thương lái ở các tỉnh phía Bắc. Loại sản phẩm này được tiêu thụ nhanh, giá cả ổn định. Thế nhưng gần đây, giá rau câu xuống thấp khiến nông dân gặp khó”.
Trên tuyến đường ven đầm Ô Loan từ xã An Cư qua xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), nhiều người phơi rau câu với tâm trạng buồn bã. Bà Bùi Thị Hằng (xã An Cư) cho biết: Sáng, tôi bơi sõng (xuồng nhỏ) ra giữa đầm quơ 30 phút là đầy sõng; nhưng giá quá rẻ từ 3.500 đến 4.000 đồng/kg khô, thương lái còn chê ỏng chê eo.
Ông Nguyễn Hưng, năm nay 74 tuổi, một người nuôi tôm ở xã An Cư, than vãn: “Tôi nuôi tôm nhưng lại thu hoạch… rau câu. Đợt một thả hơn 10 vạn con giống, chưa đầy tháng, tôm trồi đầu lên. Hồ bỏ hoang, chỉ thỉnh thoảng lội bùn vớt vát ít rau câu trang trải nợ nần. Vậy mà mới đây, giá rau câu khô giảm, đi vớt 2 ngày về phơi khô chỉ kiếm được 100.000 đồng. Nhiều người thấy vậy đâm nản, không màng đi vớt nữa”.
Related news

Cuối tháng 5-2015, giá cà phê kỳ hạn và trong nước lập đáy mới. Còn 4 tháng nữa là hết niên vụ. Thách thức đối với xuất khẩu cà phê không chỉ là giá thấp, lượng bán ra ít mà còn do các yếu tố khác.

Ngày 28-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước cùng với Công ty Minh Trân, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, UBND huyện Lộc Ninh và Hội Nông dân huyện Lộc Ninh tổ chức hội thảo quảng bá nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”.

Những tháng gần đây, giá cà-phê trên thị trường liên tục giảm sâu gây bất lợi cho người trồng cà phê ở Tây Nguyên. Ngày 30-5, giá cà phê nhân xô ở Đác Lắc cũng như trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống chỉ còn 34.800 đồng - 35.300 đồng/kg, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm.

Tuy chịu ảnh hưởng của nguồn nước mùa khô khan hiếm, sâu bệnh tấn công nhưng năng suất vụ lúa này ở tỉnh Tiền Giang đạt trên 7 tấn/ha.

Giống lúa Hồng Ngọc được nhiều nông dân đưa vào sản xuất trong mấy năm trở lại đây nhằm thay thế giống chịu mặn, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, các HTX của huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sau khi thu hoạch lúa đều không bán được hoặc giá thấp thê thảm do ảnh hưởng của… tin đồn.