Ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Tà Dơ

Trong những năm gần đây, số hộ chăn nuôi thủy sản ở xã Tân Thành nói chung và ấp Tà Dơ nói riêng ngày càng phát triển với quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều nông dân.
Mô hình nuôi cá lóc bông của một hộ nông dân ở ấp Tà Dơ.
Nhiều hộ đã cùng nhau thành lập nhóm hợp tác sản xuất, nuôi trồng thủy sản, kết quả bước đầu đem lại những lợi ích thiết thực, thể hiện được tính ưu việt của mô hình kinh tế tập thể.
Đến nay, nhóm hợp tác chăn nuôi thủy sản ấp Tà Dơ đã nuôi hơn 40 ngàn con cá lóc bông, cá tra và hơn 10 ngàn con ba ba, giúp nâng cao thu nhập cho tổ viên và người lao động.
Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ấp Tà Dơ bao gồm các hoạt động cung cấp các loại thủy sản, cung ứng thức ăn và con giống, nhận gia công nuôi trồng các loại thủy sản.
Nhân dịp này, UBND xã Tân Thành cũng đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ sinh vật cảnh với 16 thành viên, do ông Trần Văn Hiệp làm Chủ nhiệm.
CLB thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển các loại cây cảnh, sinh vật cảnh, tạo sân chơi lành mạnh cho tất cả các hội viên trong hoạt động sinh vật cảnh, nhất là nghiên cứu, sáng tạo và phát minh để tạo dáng, tạo thế các loại cây cảnh nghệ thuật;
Liên kết, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cùng với các Chi hội sinh vật cảnh, các CLB cây cảnh trong và ngoài tỉnh, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của hội viên.
Có thể bạn quan tâm

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc), Trạm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp huyện Hoa Liên đã phát triển thành công gạo có màu sắc khác so với gạo thông thường hiện nay, vốn chủ yếu có màu trắng.

Phúc Thành (Yên Thành) là xã đầu tiên của Nghệ An thành công trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đây là “cánh cửa” mở ra những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.

Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.