Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) hình thành tổ liên kết chăn nuôi hươu đem lại giá trị kinh tế cao và từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.
Để nghề nuôi hươu phát triển, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân, từ tháng 10/2013, được sự quan tâm của các cấp hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đứng ra thành lập tổ liên kết các hộ chăn nuôi hươu. Ban đầu, tổ có 30 thành viên với khoảng trên 100 con hươu.
Tham gia vào tổ liên kết, chị em được tập huấn các kiến thức về chăn nuôi hươu, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và giúp đỡ nhau về đồng vốn, kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ nuôi hươu. Tổ liên kết này duy trì sinh hoạt định kỳ 1 năm 3 kỳ, đồng thời tổ chức các buổi thảo luận đột xuất để bổ cứu kỹ thuật chăn nuôi.
Chị Hồ Thị Đào ở xóm 6 là một trong những người nuôi hươu lâu năm ở Quỳnh Nghĩa, khi vào tổ liên kết, chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để cùng gia đình các chị em phát triển chăn nuôi. Chị Đào cho biết: “Hươu là loài động vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, chủ yếu ăn lộc, lá có sẵn ở địa phương, không phải chăn thả, ít dịch bệnh. Một năm có thể cắt lộc 2 lần vào tháng chạp và tháng 5 với trọng lượng mỗi con là từ 1,5 – 2kg lộc.
Lúc cao điểm, một cặp lộc có thể cho thu nhập 15 – 18 triệu đồng, thấp cũng từ 8 – 10 triệu đồng tùy trọng lượng. Còn hươu cái một năm sinh sản một lứa, giá trị từ 15 – 30 triệu đồng/con…”. Gia đình chị Đào đã gắn bó với nghề nuôi hươu hơn 30 năm. Hiện gia đình chị đang nuôi 10 con hươu. Tham gia vào tổ hợp tác, gia đình chị được vay thêm vốn phát triển chăn nuôi.
Hiện nay nhu cầu về hươu giống, nhung hươu và thịt hươu thương phẩm trên thị trường đang tăng nhanh, vì thế, tổ liên gia của khuyến khích chị em tiếp tục nhân đàn, tạo ra giá trị cao hơn từ nuôi hươu. Tuy nhiên, giá những sản phẩm từ hươu cũng không ổn định, có những thời điểm rất cao nhưng đôi lúc “xuống đáy”, vì vậy, tổ liên gia cần tăng cường kết nối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để có thể chủ động hơn trong chăn nuôi. Đó là hướng đi hiệu quả để nghề nuôi hươu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho bà con.
Trong vòng 2 năm nay, Hội Phụ nữ xã Quỳnh Nghĩa còn đứng ra tín chấp cho chị em vay vốn với lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách huyện với tổng số tiền trên 500 triệu đồng để phát triển chăn nuôi.
Đặc biệt, hội còn thành lập quĩ phát triển chăn nuôi bằng cách mỗi năm sau vụ thu hoạch nhung hoặc bán hươu con, các hội viên nạp vào quỹ 500.000 đồng. Với cách làm đó, hội phụ nữ xã đã xây dựng nguồn quĩ cho chị em vay không lãi suất để mở rộng chăn nuôi.
Chị Phạm Thị Loan – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: “Khi vào tổ liên gia, các chị em phấn khởi lắm, thông qua các cuộc sinh hoạt không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình mà còn tăng cường mối đoàn kết xóm làng…”.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch trái cây các loại. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt khiến nhiều vườn trái cây ra hoa, đậu trái thấp, bên cạnh đó còn là nỗi lo rớt giá khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.