Xoài cát chu Bình Thuận cơ hội vào thị trường Nhật

Vườn xoài cát chu ở Tân Minh, Hàm Tân.
Anh Nguyễn Văn Trung, người đang chăm sóc 4 ha xoài cát chu ở thị trấn Tân Minh (Hàm Tân) phấn khởi cho hay: “Tin xoài cát chu vào Nhật khiến người trồng xoài phấn khởi”.
Từ ngày có thông tin xoài cát chu được phép vào thị trường Nhật Bản thì giá xoài ở Hàm Tân nhích lên, hiện nay giá tại vườn là 15.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với năm 2014, nhưng chưa có bán.
Nhưng để xoài cát chu xuất khẩu sang Nhật Bản là không dễ.
Ngoài việc chăm sóc theo quy trình VietGAP, còn phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật cấp phép vào thị trường Nhật.
Theo thông tin từ các báo, người trồng xoài cát chu ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) giáp ranh với huyện Hàm Tân được Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Đồng Nai hỗ trợ xuất khẩu xoài cát chu sang Nhật.
Và đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng.
Xoài là loại trái cây được yêu thích của người Nhật Bản và tiêu thụ quanh năm với số lượng lớn.
Xoài cát chu Việt Nam với những ưu thế ngọt dịu, hợp với khẩu vị chung của người Nhật.
Đây là yếu tố cạnh tranh cho xoài cát chu Việt Nam vào thị trường Nhật.
Khoảng cách từ Việt Nam sang Nhật Bản không quá xa.
Nếu vận chuyển bằng đường hàng không chỉ mất 5 giờ, đường biển mất 1 tuần.
Thời gian vận chuyển đó vừa đủ giúp xoài chín, tươi ngon khi tới tay người tiêu dùng Nhật.
Dù các quy định xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản khá nghiêm ngặt, nhưng đây là cơ hội cho nông dân Bình Thuận trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng nguồn thu… Xoài cát chu vào Nhật
Lúc 15 giờ ngày 7/11 (theo giờ địa phương), những trái xoài tươi cát chu của Việt Nam lần đầu tiên chính thức bày bán tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.
Ông Nguyễn Trung Dũng - đại diện bộ phận Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, tổng cộng có 3 tấn rưỡi xoài cát chu nhập vào thị trường Nhật Bản.
Xoài tươi Việt Nam được bày bán tại 209 điểm bán hàng của Aeon trên toàn Nhật Bản với hai mức giá sau thuế là 429 yên/quả (khoảng 77.000 đồng) và 645 yên/quả (116.000 đồng).
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.

Bước vào vụ mùa 2015, toàn tỉnh gieo trồng 58.230 ha, trong đó cây lương thực 44.650 ha, chủ yếu là lúa với 40.000 ha. Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, tình hình sâu bệnh…việc chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả đang được ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt…

Ngày 12-8, thanh tra của Bộ NN&PTNT phối hợp với sở ngành tại Đồng Nai làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Anco và Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.