Trang chủ / Rau củ quả / Trồng cải

Quy Trình Trồng Cải Bắp

Quy Trình Trồng Cải Bắp
Ngày đăng: 11/11/2011

1. Chọn thời vụ và giống trồng:

1.1. Chọn thời vụ:

*Đông Xuân:

- Gieo sớm: Vào tháng 10 - 11 dương lịch thu hoạch vào tháng 1. Cải trồng chủ yếu trên đất có cơ cấu nhẹ, thoát nước tốt và không bị ngập bị ngập úng. Canh tác vụ này đỡ công tưới nước, ít sâu, giá bán cao nhưng năng suất thấp.

- Gieo chính vụ: Vào tháng 11 - 12 và thu hoạch vào tháng 2 dương lịch (Tết Nguyên Đán). Đầu vụ còn mưa cần làm giàn che cây con và đánh luống thoát nước tránh ngập úng. Cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh.

- Gieo muộn: Vào tháng 12 - 1, trồng tháng 1- 2 và thu hoạch vào tháng 3 - 4 dl, vì trời không mưa nhiệt độ cao lượng nước cung cấp cho Cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ.

*Hè Thu: Vụ hè Thu gieo tháng 4 - 5 thu hoạch vào tháng 7 dl, vụ này có mưa nhiều nên giảm được công tưới nước, nhưng sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thối nhũn.

1.2. Giống trồng:

Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ.

- K.K.cross: Là giống lai F1của nhật được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng các tỉnh phía Nam từ tâu đời, thời gian thu hoạch 75 - 85 ngày, năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha.

- Newtop: Là giống lai F1, thời gian từ cấy đến thu hoạch 75 - 85 ngày, năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha.

- Asia cross: Giống lai F1 nhập nội, giống này thu hoạch chậm hơn K.K.cross 3 -5 ngày, nhưng năng suất khá hơn.

2. Chuẩn bị cây con:

- Lượng hạt giống cần thiết để cung cấp đầy đủ cho 500 m2 đất trồng là 25 g. Gieo hạt trong bầu đất hay gieo trên liếp ươm có khả năng tiết kiệm 1/2 lượng hạt giống.

Chú ý : Xử lý cây con trong vườn ươm.

Trồng cải bắp hàng kép

3. Chuẩn bị đất:

Trồng đất nhiều sét cần lên liếp cao 20 - 40 cm, rộng 60 - 80 cm nếu trồng hàng đơn và 1 - 2 m nếu trồng hàng kép, khoảng cách cây trên hàng 50 - 60 cm. Tuỳ giống, mùa vụ và độ phì nhiêu của đất mà bố trí mật độ trồng từ 850 - 1.250 cây/ha (17.000 - 25.000 cây/ ha) cho thích hợp.

4. Bón phân:

Loại phân

Tổng lượng phân bón

Kg (nguyên chất)/ ha

Bón lót

Bón thúc

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân đạm

250

60

70

70

50

Phân lân

200

140

-

60

-

Phân kali

200

50

50

50

50

5. Chăm sóc:

-Tưới tiêu nước: Vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè nếu tưới thùng có thể tưới thùng có thể tưới 2 -3 lần trong ngày, tưới phun máy mỗi ngày 1 lần. Nếu tưới thấm, nước được dẫn từ sông vào rãnh giữa các liếp Cải giúp tưới thấm một phần. Khi Cải còn nhỏ rễ ăn nông, tát lên liếp để tưới. Làm cỏ, xới gốc: Trong thời gian canh tác nên làm cỏ 2 lần, thường làm cỏ kết hợp với bón phân thúc, xới gốc phá váng và đánh bỏ lá già để chân cải được thoáng, sâu bệnh không ẩn nấp.

6. Phòng trừ sâu bệnh:

Các loại sâu ăn lá chủ yếu có Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đục nõn (Hellula undalis)…Thường xuyên kiểm tra phát hiện ngắt ổ trứng và bắt giết sâu non tuổi nhỏ. Khi sâu phát sinh nhiều có khả năng gây hại rõ rệt thì dùng thuốc phun trừ.

Đối với các loại sâu ăn lá, dùng chủ yếu các chế phẩm vi khuẩn như Bacillus thuringiensis (BT) như Biocin, Delfin, Dipel, Vi-BT, NPV…, thuốc thảo mộc như Neem, chế phẩm Abamectin như Vertimec 1,8EC, Vibamec 1,8EC, Tập kỳ 1,8EC, Abatin, Silsau 1,8EC; 3,6EC…Có thể sử dụng luân phiên xen kẽ với một số loại thuốc hóa học khác như Peran, Sherpa, Polytrin, Trebon…

Rệp cải (rầy mềm, Brevicoryne brassicae): Ngắt bỏ lá già vàng úa, lá bị rệp nhiều. Dùng các loại thuốc như Sherpa, Polytrin, Trebon…

Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu non sống trong đất, cắn phá gốc cây con. Phòng trừ chủ yếu là làm đất kỹ, xới xáo đất và làm sạch cỏ dại, đào bắt sâu non quanh gốc cây bị hại. Khi cần thiết có thể phun bằng các loại thuốc như Sherpa, Polytrin, Sumi alpha, Padan…Rải thuốc sâu dạng hạt xuống đất tuy có hiệu quả tốt nhưng dễ làm ô nhiễm đất và rau nên hạn chế sử dụng.

Phòng trừ sâu tơ và sâu hại khác:

Biện pháp nông học: Vệ sinh đồng ruộng tốt. Cày lật đất sớm để diệt bớt trứng, nhộng, sâu non và hạn chế mầm bệnh. Luân canh với cây trồng khác họ. Tưới nước bằng phương pháp phun mưa và phun thuốc diệt sâu vào buổi chiều tối. Có thể quây lưới cao 1,5-2 m để hạn chế sâu bay nhiễm từ vườn khác.

Dùng nông dược: Sâu tơ có trên đồng ruộng quanh năm và rất nhanh quen thuốc, vì vậy khi sử dụng các loại thuốc cần theo các nguyên tắc sau:

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và chỉ phun thuốc khi mật độ sâu non trung bình 2 con/cây ở giai đoạn 2-3 tuần sau trồng, 3 con trở lên ở gian đoạn 4-7 tuần sau trồng. Không phun thuốc đặc hiệu trị sâu tơ khi sâu chưa xuất hiện ở các ngữơng trên.

- Phun luân phiên thay đổi thuốc ở các nhóm hoạt chất khác nhau và không dùng bất cứ loại thuốc nào 2 lần liên tiếp để diệt trừ.

- Giai đoạn sớm trước 50 ngày sau trồng, sử dụng chủ yếu thuốc nội hấp, lưu dẫn. Giai đoạn sau dùng các loại có tác dụng xông hơi, tiếp xúc nhanh phân giải và thuốc vi sinh (xem giới thiệu của nhà sản xuất);

- Ngưng phun thuốc ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch

7. Thu hoạch:

Thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và mùa trồng. Thu hoạch khi bắp cuộn chặt, 2 lá úp ngoài mặt căng, bắp phát triển đầy đủ, mặt bắp bóng láng và lá gốc bắt đầu vàng. Nếu thu hoạch sớm lá chưa cuốn chặt, năng suất kém. Nếu thu hoạch muộn bắp nứt nẻ, kém phẩm chất. Nên thu hoạch vào lúc trời mát hay buổi chiều, có thể thu hoạch 2 đợt nếu bắp tăng trưởng không đều. Năng suất cải bắp 20 - 35 tấn/ha tùy giống và mùa vụ.


Có thể bạn quan tâm

Ăn Cải Xoong Phòng Ngừa Bướu Cổ Ăn Cải Xoong Phòng Ngừa Bướu Cổ

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)

16/02/2011
Trồng Cải Bó Xôi Hữu Cơ Trồng Cải Bó Xôi Hữu Cơ

2Lúa xin giới thiệu cách trồng Cải Bó Xôi. Về y học, cải bó xôi là thuốc đắc dụng, vị ngọt, nhẫn pha chát, tính mát, được các bác sĩ đông y sử dụng trị các chứng về tiêu hóa, tuần hoàn, lão hóa tế bào, mất calci

14/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Cải Xa Lách Xoong Kỹ Thuật Trồng Cải Xa Lách Xoong

2Lúa giới thiệu cách trồng cải Xà Lách Xoong (Cải Xoong). Cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh.

14/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Cải Ngọt Kỹ Thuật Trồng Cải Ngọt

2Lúa giới thiệu với bà con cách trồng Cải Ngọt. Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc.

14/01/2011
Cải Bắp Bệnh Đốm Vòng Và Cách Phòng Trị Cải Bắp Bệnh Đốm Vòng Và Cách Phòng Trị

Cùng với thối nhũn, bệnh sưng rễ, sâu tơ… thì bệnh Đốm vòng (Alternaria brassicae) cũng là một đối tượng thường xuất hiện và gây hại trên cây cải bắp ở nước ta hiện nay, đặc biệt là vào những tháng mùa mưa.

05/02/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.