Lưu ý nuôi cá trắm giòn
Hỏi: Ao nuôi cá trắm giòn cần thiết kế như thế nào? (Phạm Thành Thái, xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên)
Trả lời:
Diện tích ao khoảng 2.000 – 5.000 m2. Bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất 50 cm. Ao nuôi phải gần nguồn nước sạch và chủ động về điện, nước.
Chất đáy là cát thịt, tỷ lệ cát chiếm 60 – 70%. Có cống cấp và cống thoát riêng biệt. Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm. Mực nước trong ao khoảng 2 – 2,5 m là tốt nhất.
Các thông số môi trường nuôi cơ bản đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển của cá như: pH từ 7,5 – 8,5; nhiệt độ nước 20 – 32 độ C. Đặc biệt, trong ao nuôi cá trắm giòn cần có thiết bị phụ trợ tạo dòng chảy, có thể dùng máy bơm hoặc quạt nước để kích thích cá thường xuyên hoạt động, bơi lội để thịt cá nhanh giòn.
Trước khi đưa cá vào nuôi cần tháo cạn nước, nạo vét bùn, dọn sạch cỏ rác ở ao và ven bờ, tu sửa lại bờ, cống ao, đăng chắn. Chỉ nên để lại lớp bùn đáy 20 – 30 cm. Dùng vôi bột rải đều đáy ao với lượng 10 – 15 kg/100 m2 để tẩy ao, khử trùng, diệt tạp. Phơi đáy ao 5 – 7 ngày (tùy điều kiện thời tiết). Tiến hành lấy nước vào ao nuôi đạt mức 2 – 2,5 m. Nước phải trong sạch, không bị nhiễm bẩn, không bị vẩn đục.
Hỏi: Kỹ thuật nuôi cá trắm giòn có gì khác so với nuôi cá trắm cỏ? Xin được tư vấn cách chăm sóc? (Nguyễn Văn Hoài, xã Hưng Lộc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An)
Trả lời:
Cá trắm giòn là cá trắm cỏ qua quá trình nuôi cho ăn thức ăn đậu tằm để có chất lượng thịt giòn dai tạo ra sản phẩm cá trắm giòn. Sự khác biệt trong quá trình nuôi ở những tháng cuối: Để tạo ra sản phẩm cá giòn, cá trắm cỏ khi đạt kích cỡ 1,5 – 2 kg/con cho ăn bằng thức ăn là hạt đậu tằm trong thời gian từ 3 – 5 tháng trước khi thu hoạch.
Trước khi cho ăn, đậu tằm phải được rửa sạch rồi đem ngâm trong thời gian từ 12 đến 24 giờ, sau đó rửa sạch và ngâm nước muối nồng độ 1 – 2% từ 10 – 15 phút. Thời gian đầu phải tập cho cá ăn quen dần với hạt đậu tằm.
Sau khi cá ăn thành thục đậu tằm thì khẩu phần ăn của cá là 3 – 4% trọng lượng cá trong ao, cho cá ăn theo nguyên tắc 4 định. Ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo thời tiết, sức khỏe của cá nuôi trong ao, đảm bảo cá ăn no và không dư thừa thức ăn để cá sinh trưởng tốt nhất.
Vớt và loại bỏ thức ăn dư thừa sau 2 giờ cho ăn. Hàng ngày thăm ao vào sáng sớm. Nếu thấy nước ao cạn dưới mức quy định thì kiểm tra lại bờ, cống ao và cấp thêm nước.
Duy trì độ trong ở mức 50 – 60 cm để ổn định môi trường trong ao, độ sâu mức nước ao nuôi từ 2 – 2,5 m. Thường xuyên kiểm tra lưới hoặc đăng chắn cá ở cống cấp nước, thoát nước. Những ngày mưa bão phải kiểm tra độ an toàn bờ, cống ao. Định kỳ 15 ngày/lần hòa vôi vào nước té đều lên mặt ao với lượng 1 – 2 kg/100 m
Có thể bạn quan tâm
Bệnh đốm đỏ thường gặp ở cá trắm cỏ hơn 1 năm tuổi, là loại bệnh truyền nhiễm do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbriad
Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng.
Cá trắm cỏ tuy không phải là loài cá có chất lượng cao nhưng lại được bà con ta nuôi nhiều vì nó dễ nuôi và mau lớn. Nó là loài cá nước ngọt