Quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Theo quy hoạch này, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 là gần 760.000 ha; trong đó nuôi tôm nước ngọt 125.000 ha (chiếm 16%), còn lại là nuôi tôm mặn lợ. Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ đạt mức 764.000 ha; trong đó, diện tích nuôi nước ngọt có xu hướng tăng nhẹ (lên 17,3%) và diện tích nuôi tôm mặn lợ vẫn giữ ở mức ổn định. Riêng tỉnh Cà Mau, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 271.000 ha. Trên cơ sở quy hoạch này, Tổng cục Thủy lợi sẽ xác định danh mục công trình ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn để phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản.
Đối với vùng Bán đảo Cà Mau, ưu tiên xây cống đầu kênh và cống dưới đê dọc sông Hậu nhằm kiểm soát mặn theo mức độ xâm nhập. Hoàn chỉnh dự án phân ranh mặn – ngọt và hệ thống đê biển Đông, biển Tây. Khu vực Nam Cà Mau do hoạt động nuôi trồng của nông dân chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nên chỉ ưu tiên nạo vét hệ thống kênh rạch, nhằm gia tăng khả năng tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất.
Related news

Nghệ An là một trong số ít địa phương có số lượng gấu nuôi nhốt nhiều nhất cả nước vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, gần đây do nhu cầu dùng mật gấu không còn nhiều, cộng thêm các quy định về quản lý và bảo vệ loài động vật này nên số lượng gấu nuôi giảm nhanh chóng. Điều đáng buồn là số gấu nuôi giảm không phải do được trả về lại môi trường tự nhiên, mà giảm vì bị giết thịt nấu cao…

Là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi chim trĩ đỏ - một loài chim quý, có giá trị kinh tế cao, hiện trang trại của anh Võ Lợi (Tổ 17, phường Phú Bài, Hương Thủy, TP Huế) cho thu nhập trên 200 triệu/năm.

Nhiều ngày qua, một số người tự xưng là nhân viên Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ xanh Việt Nam đã về các vùng nông thôn Quảng Ngãi rao bán hai sản phẩm hỗ trợ vật nuôi, cây trồng với giá khá đắt. Dù không biết thực hư hiệu quả hai loại thuốc này thế nào, nhưng nhiều người vẫn bỏ tiền mua hai sản phẩm này sau khi nghe những lời quảng cáo có cánh.

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) Hà Công Tuấn tại Hội thảo Định hướng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam do Bộ NN & PTNT phối hợp với Đại sứ quán Úc tổ chức hôm nay (4/6), tại Hà Nội.

Hiện nay, người trồng lác (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) rất phấn khởi vì cây lác được mùa lại có giá. Nếu như thời điểm đầu năm 2015 lác khô giá 12.000 đồng/kg, nay đã tăng thêm 2.200 đồng/kg.