Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình
Sáng 6-3, Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị chuyên đề về nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).
Tuy nhiên, trong năm 2012 tình hình sản xuất, dịch vụ giống tôm sú, thẻ chân trắng và dịch vụ thức ăn chăn nuôi thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế nên đã xảy ra tình trạng tôm nuôi bị bệnh với diện tích 240,6 ha.
Vì vậy, hội nghị đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch trong năm 2013 gồm: quy hoạch, nâng cấp cơ sở vùng nuôi, nhất là vùng nuôi tôm; làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi; lựa chọn con giống sạch bệnh; chú trọng mật độ thả nuôi; quản lý ao nuôi và luôn bảo đảm các điều kiện môi trường thích hợp; điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp; không sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục cấm để xử lý nước ao nuôi hoặc phòng bệnh cho tôm nuôi; đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ mới và nhân rộng mô hình hiệu quả kinh tế; hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nuôi theo quyết định 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để khôi phục sản xuất vùng thiên tai dịch bệnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của chi hội/tổ hợp tác trong việc quản lý và hỗ trợ trong sản xuất; tăng cường thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý chất lượng tôm giống, các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản...
Đặc biệt, Sở NN và PTNT cũng đã đưa ra khuyến cáo đối với các hộ nuôi, đối với vùng nước lợ, mặn mà đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng cần xác định nuôi vụ 1 ăn chắc; đối với những vùng nuôi tôm 2 năm liền bị dịch bệnh phải khắc phục bằng cách chuyển sang phát triển nuôi các đối tượng khác để gián đoạn tác nhân gây bệnh.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi và thảo luận một số vấn đề chuyên sâu về vụ nuôi tôm như: quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản năm 2013; kế hoạch sản xuất, cung ứng tôm giống trong năm; phương án phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi; kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh; chính sách khoanh nợ, giản nợ, giảm thuế, cho vay tiếp vốn để doanh nghiệp, hộ nuôi tiếp tục sản xuất...
Related news
Nhiều hộ nuôi tôm ở xã Long Điền Đông sau khi nghe thông tin này đã đến Công an xã cung cấp thêm thông tin trong những lần bán tôm cho nhóm của ông Út
Bỏ ngoài tai những rủi ro về thời tiết khi nuôi tôm trái vụ, hàng trăm hộ nuôi tôm trong tỉnh đã phải trả giá đắt trong đợt lũ vừa qua. 35 ha tôm ở Đức Phổ, 26 ha ở Sơn Tịnh, 47 ha ở Tư Nghĩa… bị sạt lở, bồi lấp đã mang theo biết bao tiền của, mồ hôi, công sức của người nông dân.
Mùa khai thác thủy sản năm 2013 ở tỉnh Khánh Hòa được xem là thất bại nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua. Ngư dân dù đã và đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 11-2013, tình hình nuôi tôm nước lợ và nuôi cá tra thương phẩm trong cả nước có chiều hướng diễn biến ngược chiều nhau, trong khi ao nuôi cá tra thì treo do nông dân thua lỗ, trong khi nuôi tôm thì trúng mùa trúng giá.
Thời gian qua, giá trứng gà tại các trại chăn nuôi giảm đáng kể. Tuy nhiên, giá bán lẻ trên thị trường không hề giảm tương ứng