Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy hoạch lại chăn nuôi để chuẩn bị xuất khẩu thịt lợn

Quy hoạch lại chăn nuôi để chuẩn bị xuất khẩu thịt lợn
Ngày đăng: 27/09/2015

Theo đó, C.P sẽ xây dựng các trang trại chăn nuôi cách ly, sạch bệnh, có vùng đệm để đảm bảo an toàn dịch bệnh và đáp ứng được các tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).

Theo đề án này, 5 năm nữa, Việt Nam sẽ có thể xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Đề án được sự hỗ trợ nhiệt tình của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám và Cục Thú y, Cục Chăn nuôi…

 

Trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tại Tiền Hải, Thái Bình.

Cũng theo một đại diện của C.P, bên cạnh Nga và EU, Việt Nam muốn xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vào Nhật còn phải đáp ứng thêm một số các yêu cầu về an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước này.

Theo đó, khi có ký kết xuất khẩu với Nhật, sẽ có các chuyên gia chăn nuôi của Nhật trực tiếp đến “cùng ăn cùng ở” với nông dân Việt Nam tại các trại chăn nuôi, giám sát và hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho trang trại.

Dù vậy, trao đổi với NTNN, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, để có sản phẩm chăn nuôi đủ chuẩn xuất khẩu, Việt Nam phải quy hoạch lại từ đầu ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, việc quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại các địa phương như hiện nay là chưa hợp lý.

Ông Ngô Thanh Hòa – đại diện Công ty CP CJ Việt Nam nói, việc quy hoạch vùng chăn nuôi với các trang trại san sát nhau như hiện nay khiến chăn nuôi trong nước rất khó đạt các tiêu chuẩn của OIE. Hơn nữa, chỉ cần một trại lợn bị nhiễm bệnh thì việc lây lan trong khi chăn nuôi tập trung sẽ rất nhanh chóng, gây ra hậu quả khó lường trước được.

Ngược lại, để chăn nuôi an toàn phải xây dựng các vùng đệm, xen kẽ giữa các trang trại chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng thừa nhận rằng, hiện nay 2/3 số tỉnh, thành trên cả nước đã có quy hoạch vùng chăn nuôi, tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoại rất ngại vào đầu tư tại các vùng chăn nuôi tập trung này.

Trong khi đó, việc xây dựng các vùng chăn nuôi theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp lớn, có vùng đệm lại gặp nhiều khó khăn liên quan đến các vấn đề về đất đai, cấp phép sử dụng đất… Do đó, theo ông Trọng, trong nước hiện chưa xây dựng được khu chăn nuôi tập trung có vùng đệm.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho rằng, thay vì xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh như hiện nay, Cục Thú y và Cục Chăn nuôi nên xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung có vùng đệm an toàn như mô hình của các doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới.

Cũng theo ông Tám, để lắng nghe, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn trong việc xây dựng đề án phát triển sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, Bộ NNPTNT sẽ thành lập Tổ Công tác xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. 


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng thủy sản khai thác ở Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn Sản lượng thủy sản khai thác ở Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn

Từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc vươn khơi bám biển, nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt hơn 470 tấn, tăng gần 3,5%.

09/04/2015
Đến Chợ Vải Thiều Lớn Nhất Nước, Ngẫm Về Đầu Ra Nông Sản Đến Chợ Vải Thiều Lớn Nhất Nước, Ngẫm Về Đầu Ra Nông Sản

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

07/07/2013
Chuyển Lúa Vụ 3 Sang Trồng Màu Ai Lo Đầu Ra Cho Nông Dân? Chuyển Lúa Vụ 3 Sang Trồng Màu Ai Lo Đầu Ra Cho Nông Dân?

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

14/06/2013
Phá Sản Vì Nuôi Con Đặc Sản Tự Phát Phá Sản Vì Nuôi Con Đặc Sản Tự Phát

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

08/07/2013
Bổ Sung Đối Tượng Được Miễn, Giảm Tiền Sử Dụng Đất Bổ Sung Đối Tượng Được Miễn, Giảm Tiền Sử Dụng Đất

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

14/06/2013