Quy định lịch thời vụ thả nuôi thủy sản mùa vụ 2015-2016
Do lịch thời vụ không đồng bộ, tác động bất lợi thời tiết môi trường nên sản lượng tôm nuôi 2015 toàn tỉnh giảm hơn 3000 tấn
Theo công văn, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu và đặc điểm sinh học một số giống loài thủy sản được thả nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, các báo cáo về nuôi trồng thủy sản.
Kết quả quan trắc môi trường nước trong những năm qua và dự báo tình hình thời tiết, các yếu tố môi trường nước trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và thông báo lịch thời vụ thả nuôi một số đối tượng thủy sản trên địa bàn tỉnh mùa vụ 2015 – 2016.
Cụ thể: Nuôi tôm (tôm sú, tôm chân trắng), thời gian thả giống từ tháng 11 năm 2015 đến hết tháng 8 năm 2016, bao gồm: Huyện Duyên Hải, thị xã Duyên Hải và các xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây, Thạnh Hòa Sơn huyện Cầu Ngang;
Thời gian thả giống từ tháng 02 đến tháng 7 năm 2016, bao gồm: các huyện Châu Thành, Trà Cú, xã Đôn Xuân và xã Đôn Châu thuộc huyện Duyên Hải và các xã còn lại của huyện Cầu Ngang.
Khuyến cáo người nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết (lạnh, nắng nóng, mưa dầm), môi trường, dịch bệnh… nếu không thuận lợi cho tôm nuôi thì tạm dừng thả giống.
Đối với những vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh tập trung có độ mặn cao nên hạn chế thả giống trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 5 năm 2016 và tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn; nên thả giống rải vụ, sau mỗi đợt nuôi phải đảm bảo thời gian cải tạo ao giữa hai đợt ít nhất là 30 ngày.
Nuôi cua biển, vụ nuôi chính thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 11 năm 2015 đến hết tháng 5/2016; vụ nuôi phụ và nuôi cua gạch, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 6 đến hết tháng 10/2016.
Nuôi nghêu, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 02 đến hết tháng 7/2016; nuôi sò huyết, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 02 đến hết tháng 6 năm 2016.
Nuôi cá tra, đối với những vùng không bị xâm nhập mặn thả nuôi quanh năm; đối với những vùng ảnh hưởng bị xâm nhập mặn, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 5 đến hết tháng 10/2016.
Nuôi tôm càng xanh, vùng nước ngọt thả nuôi quanh năm; vùng nước lợ, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 5 đến hết tháng 10/2016.
Cá đồng (cá lóc, cá rô đồng...), đối với những vùng không bị xâm nhập mặn thả nuôi quanh năm; đối với những vùng ảnh hưởng bị xâm nhập mặn, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 5 đến hết tháng 10/2016.
Trên cơ sở lịch thời vụ thả nuôi chung của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào đặc điểm của từng vùng sinh thái tại địa phương mà ban hành lịch thời vụ thả nuôi cho từng tiểu vùng cụ thể cho phù hợp.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thông tin, chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện; khuyến cáo người nuôi các giải pháp cải tạo tốt ao nuôi, phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường theo dõi, hỗ trợ và vận động nhân dân chấp hành tốt lịch thời vụ thả nuôi một số đối tượng thủy sản trên địa bàn tỉnh mùa vụ 2015 - 2016, các hướng dẫn của ngành chuyên môn và quy định của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.
Từ năm 2006, nông dân xã Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) được Chi cục Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mô hình “trồng dưa hấu trải bạt” trên đất giồng cát, thu hoạch đạt năng suất cao. Trong vài năm trở lại đây, nông dân trúng lớn nhờ áp dụng mô hình “dưa hấu trải bạt” xen vụ các loại rau màu trên đất giồng cát.
Quảng Nam vẫn còn 1.200 ha diện tích nuôi tôm nước lợ chưa được thả nuôi dù vụ 1/2013 đã bắt đầu từ hơn 2 tháng nay. Trong khi nông dân lúng túng trong sản xuất thì một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã không đem lại hiệu quả.
Trong quá khứ, giá cá tra nguyên liệu cũng nhiều lần lên đỉnh rồi lao dốc nhưng chu kỳ chỉ kéo dài vài ba tháng, tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, quy luật ấy đã hoàn toàn thay đổi khi giá nguyên liệu ngày một giảm sâu.