Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Tân Sơn Thoát Nghèo Nhờ Trồng Khoai Tây Xen Canh Lúa

Nông Dân Tân Sơn Thoát Nghèo Nhờ Trồng Khoai Tây Xen Canh Lúa
Ngày đăng: 17/06/2012

Giống khoai tây Hà Lan nhập nội Diamant (theo fcri.com.vn)

Tân Sơn là huyện vùng cao của tỉnh Phú Thọ, địa bàn định cư của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, người nông dân ở các xã đã tích cực chuyển đổi mô hình, phá thế độc canh cây lúa, xen canh cây hoa mầu, vươn lên thoát nghèo. Mô hình trồng khoai tây xen canh cây lúa đã được người nông dân các xã ở vùng cao Tân Sơn áp dụng thành công và cho hiệu quả.

Từ năm 2008, từ nguồn vốn của chương trình 135, một số xã như Xuân Đài, Kim Thượng cũng đã đưa cây khoai tây vào trồng thí nghiệm và đã cho năng suất cao. Nhận thấy cây khoai tây có nhiều ưu điểm về giống và khung thời vụ, vụ Đông 2011, từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, huyện Tân Sơn, đã mở rộng mô hình trồng cây khoai tây (khoai Diamant có thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày), với tổng diện tích 50 ha. Mô hình được triển khai trên địa bàn 11 xã bao gồm: Tam Thanh, Kim Thượng, Thu Cúc, Kiệt Sơn, Lai Đồng, Tân Phú, Thu Ngạc, Xuân Đài, Xuân Sơn, Mỹ Thuận và Thạch Kiệt.

Lần đầu tiên cây khoai tây được đưa vào trồng với diện tích lớn trên địa bàn, 991 hộ dân tham gia, năng suất bình quân đạt gần 15 tấn/ha, tổng sản lượng toàn huyện đạt 750 tấn, thu nhập bình quân đạt 55 triệu/ha.

Theo nhận định của Trạm khuyến nông huyện Tân Sơn, trồng khoai tây xen canh lúa, sau khi thu hoạch khoai, lượng phân chuồng dùng để bón cho khoai vẫn còn đọng lại rất nhiều, nên có thể tận dụng nguồn phân bón này cho lúa.

Áp dụng thành công mô hình trồng khoai tây xen lúa, đã mở ra một hướng làm kinh tế mới không chỉ với bà con nông dân mà với cả chính quyền các cấp. Hướng phát triển đó không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà đem lại niềm tin và mở ra một cách nhìn mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Tân Sơn.

Giờ đây đặt chân trên vùng đất Tân Sơn, ngoài những cánh đồng lúa bát ngát, người nông dân còn năng động với diện tích lớn cây hoa màu, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Có thể bạn quan tâm

Đổi Thay Ở Nông Thôn Hà Quảng Đổi Thay Ở Nông Thôn Hà Quảng

Đến các xã vùng cao của huyện Hà Quảng, nhận ra những nét mới ở nơi đây. Ý thức vệ sinh môi trường của bà con các dân tộc vùng cao đã có nhiều chuyển biến, chuồng trại nuôi trâu, bò được che chắn cẩn thận, láng xi măng sạch sẽ, gia súc được di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo tiền đề cho huyện thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

30/06/2013
Trồng Khoai Tây Solara Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Nguyên Trồng Khoai Tây Solara Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Nguyên

Ngày 24/1, tại xã Bá xuyên, Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế T.X Sông Công (Thái Nguyên) tổ chức Hội thảo mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông 2012 nhằm đánh giá năng suất, chất lượng của giống khoai tây Solara, nhập khẩu từ nước Cộng hòa Liên bang Đức.

26/01/2013
Vợ Chồng Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu Vợ Chồng Cựu Chiến Binh Vượt Khó Làm Giàu

Hơn 20 năm phục vụ trong quân đội, vợ chồng cựu chiến binh Võ Văn Chuột và Trần Thị Xuân xuất ngũ trở về xã nhà, ở ấp Phú Lợi A (Phú Kiết, huyện Chợ Gạo) tiếp tục tham gia vào mặt trận sản xuất phát triển kinh tế gia đình, quyết tâm xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

13/08/2013
Nữ Tỷ Phú Nuôi Tôm Trên Cát Nữ Tỷ Phú Nuôi Tôm Trên Cát

Từ những dự án hàng triệu đô la bỏ hoang của Công ty Việt - Mỹ, chị Nguyễn Thị Hạnh đã thuê lại để đầu tư nuôi tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

14/08/2013
Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô

UBND huyện Đông Hòa vừa kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo UBND TX Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận người dân địa phương có nhu cầu di dời lồng bè từ Vũng Rô về vùng nuôi Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An) và vùng nuôi vịnh Xuân Đài (Cù Mông, TX Sông Cầu).

04/07/2013