Quảng Bình bàn giao tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá
Tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá có tên Long Khánh 79 do C ty TNHH thương mại Hồng Công, (TP Đồng Hới-Quảng Bình) làm chủ đầu tư, có công suất 800CV, được trang bị các thiết bị hàng hải hiện đại, bảo quản cá bằng công nghệ cách nhiệt bảo ổn.
Tổng đầu tư của con tàu là 14,5 tỷ đồng, trong đó phần lớn nguồn vốn vay từ Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Quảng Bình. Tàu do DN tư nhân cơ khí công nghiệp tàu thuỷ Nguyễn Văn Tuấn (tỉnh Thái Bình) đóng mới sau 10 tháng ký hợp đồng, Tàu được nghiệm thu với đánh giá cao về chất lượng và mỹ thuật.
Việc thực hiện NĐ 67 của Chính phủ tại Quảng Bình đang diến ra thuận lợi và hiệu quả cao. Đến nay, tỉnh đã thẩm định cho 88 chủ tàu vay vốn đóng mới tàu cá.cới 38 tàu vỏ thép và vật liệu mới, 50 tàu vỏ gỗ. Trong số 28 chiếc tàu cá hạ thuỷ, có 16 chiếc đã đưa vào sử dụng với những chuyến biển đạt kết quả cao, ngư dân có thu nhập lớn.
Tàu Long Khánh 79 là chiếc tàu vỏ thép đầu tiên được hoàn thành và là chiếc tàu dịch vụ nghề cá công suất lớn thứ hai tại địa phương. "Với kết quả này, Quảng Bình được Bộ NN-PTNT đánh giá là một trong bốn tỉnh của cả nước thực hiện Nghị định 67 tốt nhất"- ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành thông báo từ ngày 1/4 đến 31/7 sẽ cấm nghề lưới kéo đôi (giã cào bay) có công suất lớn hơn 150 cv/chiếc khai thác thủy sản trên vùng biển Bình Thuận.
Miền Tây Nghệ An được ghi nhận là một trong những khu dự trữ sinh quyển với sự đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Tại đây đang sở hữu một hệ động vật hàng trăm loài vô cùng quý giá. Trong đó, nhóm đại gia súc, gia cầm, thủy sản từ lâu đã được xem là sản phẩm đặc biệt riêng có của vùng núi cao này.
Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... có xu hướng tăng mạnh do thương lái Trung Quốc tập trung thu mua.