Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ngãi Biến Hố Bom Thành Ao Nuôi Cá

Quảng Ngãi Biến Hố Bom Thành Ao Nuôi Cá
Ngày đăng: 08/09/2014

Ở Quảng Ngãi, từng là những mảnh đất chi chít hố bom do chiến tranh để lại, nhưng nay, nhiều người dân đã dùng chính các hố bom này để phát triển kinh tế gia đình. Ở Ba Tiêu (Ba Tơ) và Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa), từ đáy những hố bom đau thương, xé toạt lòng đất… đã sinh sôi những chồi lộc mới, sự sống mới.

Ngày đầu đặt chân đến thôn Nước Tỉa và thôn Cà Rầy, xã Ba Tiêu (Ba Tơ), tôi không khỏi ngạc nhiên, vì sao người dân ở đây đào nhiều ao đến vậy? Hóa ra cả một vùng đất rộng lớn men theo bờ sông Re này, không có nơi nào là không bị cày xới bởi bom đạn của kẻ thù. Dấu vết những đợt ném bom, in hằn xuống lòng đất thành hố bom sâu hoắm.

Nhưng có điều khá thú vị là ở Nước Tỉa, có một người đã biết tận dụng chính “vết sẹo” của chiến tranh để làm ao nuôi cá, làm nguồn thu nhập chính của gia đình.

“20 năm rồi, cái hố bom rộng cả sào này được tôi đắp bờ, dẫn nước về để nuôi cá. Quân giặc ném bom tàn phá làng quê mình, thì mình phải dùng chính hố bom này để tiến lên, không để chúng diệt đi mầm sống”, ông Phạm Văn Hãy, một nông dân sản xuất giỏi ở thôn Nước Tỉa quả quyết.

Cách đây 48 năm, khi mới 12 tuổi, sau khi đi di tản trở về, ông Hãy nhìn thấy nhà mình tan hoang, hố bom dày đặc. Phải mất cả tháng trời, nhà ông mới san lấp xong các hố bom để xây lại nhà và lấy đất canh tác.

Còn lại hố bom duy nhất, rộng cả sào nên nhà ông để đấy vì chẳng thể nào lấp nổi. Thế rồi chính tại hố bom này, 28 năm sau, ông lên rừng chặt lồ ô, dẫn nước từ con suối Nước Tỉa về hố bom… để biến nó trở thành ao nuôi cá.

Trên thành ao, ông trồng thêm các loại rau, cây ăn quả. Nguồn cá giống như cá rô phi, trắm cỏ, cá trê, ông chịu khó vượt đèo, xuống Mộ Đức để tìm mua. Ao cá “đặc biệt” này, năm nào cũng mang về cho ông Hãy 5 đến 6 tạ cá. Tính thêm thu nhập từ chăn nuôi và trồng keo, gia đình ông lúc nào cũng dư dả cái ăn, cái mặc.

Noi theo gương ông, người dân Nước Tỉa cũng bắt đầu tận dụng khe suối, hố bom để thả cá. Anh Nguyễn Kiên, quê ở thị trấn Ba Tơ, vừa mới chuyển nhà lên Làng Trui, xã Ba Tiêu. Nghe chuyện ông Hãy tận dụng chính hố bom để làm giàu, nên thay vì san lấp hố bom như dự định ban đầu, giờ anh cũng bắt đầu mua đường ống, dẫn nước từ sông Re về hố bom rồi thả cá.

Còn tại xã Nghĩa Lâm, xã anh hùng đầu tiên của huyện Tư Nghĩa, người dân nơi đây cũng quyết tâm biến những tàn tích của chiến tranh, thành hành động trong thời bình. Nhìn những ao cá vuông vức của ông Đào Văn Hiền (thôn 2), Trần Công Tấn (thôn 5), Bùi Cảnh (thôn 8)… ít ai có thể ngờ rằng, tất cả đều từ hố bom cải tạo mà thành.

Dẫn chúng tôi đến xem ao cá diêu hồng rộng gần 400m2 nằm ngay trong mảnh vườn nhà, anh Bùi Cảnh bồi hồi: “Hai ao cá này là hai hố bom mà ngày trước cha tôi đã bỏ công nạo vét để thả cá rô phi, trắm cỏ. Vì thế, đây không chỉ là ao cá đơn thuần, mà còn là những ký ức không thể nào quên”.

Nối bước cha mình là ông Bùi Hùng, anh Cảnh tiếp tục nới rộng ao nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật và thử nghiệm các giống cá mới. Từ cá chim trắng, đến diêu hồng… anh đều đã áp dụng thành công. Trên hố bom ngày nào, tiếng của sự sống, tiếng của từng đàn cá quẫy nước…cứ vang lên khi anh Cảnh bỏ từng vốc cám xuống ao.

Ông Nguyễn Duy Nhịp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Lâm khẳng định: “Tận dụng vết thương chiến tranh để phát triển kinh tế là một cách làm rất linh hoạt và sáng tạo mà nhiều hộ dân ở Nghĩa Lâm đã thực hiện thành công. Những ao cá “đặc biệt” này, năm nào cũng mang về cho các hộ dân nguồn thu nhập ổn định”.


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.

28/02/2015
Rau Xanh… Ngày Tháng Rau Xanh… Ngày Tháng

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

28/02/2015
Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

28/02/2015
Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

28/02/2015
Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

28/02/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.