Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngọc Lương (Hòa Bình) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bưởi Diễn

Ngọc Lương (Hòa Bình) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bưởi Diễn
Ngày đăng: 31/12/2014

Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.

Đồng chí Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương phấn khởi cho biết: Bên cạnh duy trì những cây trồng truyền thống như 712 ha lạc, 98 ha mía, 102 ha sắn... xã Ngọc Lương đang tập trung phát triển một số loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như cây bưởi Diễn. Sau một thời gian trồng thí điểm thành công, hiện nay, cây bưởi Diễn đang được nhân rộng ra toàn bộ xóm Đại Đồng, trong thời gian tới tiếp tục mở rộng ở những xóm lân cận có điều kiện tự nhiên phù hợp.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cây bưởi Diễn bắt đầu được trồng tại xóm Đại Đồng từ năm 1998 và chỉ thực sự mở rộng vào năm 2012 với tổng diện tích hơn 30 ha. Trước sự phát triển nhanh chóng của cây bưởi Diễn tại Đại Đồng, xã Ngọc Lương đã phối hợp với Phòng NN &PTNT, Hội Nông dân huyện hướng dẫn thành lập tổ hợp tác trồng bưởi xóm Đại Đồng vào tháng 7/2014.

Anh Vũ Xuân Oanh, chủ nhiệm tổ hợp tác cho biết: Việc thành lập tổ hợp tác đã giúp cho các hộ dân hỗ trợ được nhau về cây giống. Cụ thể như trước đây, chúng tôi phải mua cây giống từ huyện Tân Lạc với giá khoảng 50.000 đồng/cây nhưng hiện nay, hội viên trong tổ đã sản xuất được cây giống tại chỗ với giá 20.000 đồng/cây.

Ngoài ra, hội viên còn trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau nhiều về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi sao cho đảm bảo cả năng suất và chất lượng. Hiện nay, tổ hợp tác đang được quỹ hỗ trợ nông dân của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho vay 900 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Các hội viên trong tổ được cho vay theo diện tích trồng.

Với mục tiêu mở rộng diện tích cây bưởi Diễn tại xã Ngọc Lương, UBND huyện đã hỗ trợ hệ thống nước tưới, đảm bảo đủ cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích bưởi đã trồng.

Song song với việc mở rộng diện tích, mục tiêu tiếp theo đang được UBND xã Ngọc Lương và tổ hợp tác trồng bưởi Đại Đồng xúc tiến đó là việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm bưởi Diễn Đại Đồng ra thị trường.

Đưa chúng tôi đi thăm khu vực bưởi mới trồng, đồng chí Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương trao đổi: Chính quyền khuyến khích, động viên bà con tích cực cải tạo vườn, đồi tạp trồng bưởi Diễn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý người dân phải luôn thực hiện nghiêm túc quy trình sử dụng thuốc BVTV cũng như khuyến khích bà con chủ động tìm tòi, nghiên cứu lai ghép những giống bưởi mới có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Trước đây, đời sống của bà con xóm Đại Đồng chủ yếu là trồng sắn, lạc, thường xuyên rơi vào tình trạng mất mùa hoặc được mùa mất giá, đời sống người dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhờ cây bưởi Diễn, hiện toàn xóm chỉ còn 6% số hộ thuộc diện hộ nghèo, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.


Có thể bạn quan tâm

Lo Lo "Tết" Cho... Trâu Bò

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.

25/02/2015
Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê Vui Buồn Với Nghề Nuôi Dê

Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.

25/02/2015
Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015
“Thủ Phủ” Dê Núi “Thủ Phủ” Dê Núi

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

25/02/2015
Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

25/02/2015