Quảng Nam Dập Tắt Hoàn Toàn Dịch Lở Mồm Long Móng
Hôm qua 27.7, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng trạm Thú y Duy Xuyên cho biết, sau hơn 10 ngày nỗ lực thực hiện các biện pháp mạnh, đến thời điểm này ngành thú y huyện đã dập tắt được dịch lở mồm long móng tại xã Duy Vinh và Duy Hải. Theo ông Hòa, hiện nay tất cả 29 con bò bị nhiễm dịch ở 2 địa phương vừa nêu đã được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Được biết, từ giữa tháng 7 đến nay, ngoài việc khẩn trương tiêm 500 liều vắc xin bao vây, khống chế dịch tại 2 xã bùng phát mầm bệnh thì cơ quan thú y huyện Duy Xuyên cũng tổ chức chích ngừa 600 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu bò ở 12 xã, thị trấn khác. Cạnh đó, đơn vị này còn chi viện cho chính quyền các địa phương hơn 200 lít hóa chất sát trùng để duy trì thường xuyên khâu phun tiêu độc trên phạm vi rộng.
Có thể bạn quan tâm
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.
Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.
Chi cục Thủy sản Đồng Tháp vừa đưa ra cảnh báo về việc cá chạch bùn có thể phát tán mầm bệnh mới cho những loài thuỷ sản hiện có của địa phương.
Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.
Để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất, từ “sản xuất định hướng” sang “thị trường định hướng” nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng.