Hội thảo Báo cáo rà soát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế về chính sách nông nghiệp Việt Nam
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng “chuyển đổi nông nghiệp ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua là hết sức ấn tượng”.
Việt Nam từng bước khẳng định vị trí trên thị trường nông sản quốc tế.
Việt Nam đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trên thị trường nông sản quốc tế, trở thành nước xuất khẩu hạt điều và hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, đứng thứ hai về cà phê và sắn, thứ ba về gạo và thủy sản.
Thành quả trên có được nhờ Việt Nam đã có những chính sách tích cực trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
OECD cho rằng thực hiện chính sách đổi mới vào giữa những năm 1980 đã giúp Việt Nam tăng trưởng sản xuất, giảm lượng người thiếu ăn từ 46% trên tổng dân số trong giai đoạn 1990 - 1992 xuống còn 13% trong giai đoạn 2012 - 2014. Đây là thành tích tốt nhất trên phương diện toàn cầu.
Cải cách kinh tế ở Việt Nam đã tạo kết quả ấn tượng trong ngành nông nghiệp, giúp tăng sản lượng nông nghiệp hơn 3 lần trong giai đoạn 1990-2013, nâng cao thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng thiếu lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Mặc dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam cần củng cố những thành tựu đó bằng việc giải quyết những thách thức dài hạn gây ra bởi suy giảm tăng trưởng sản xuất, giá hàng hóa nông sản giảm, hạn chế về đất đai để mở rộng sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam trước những thách thức về dài hạn.
Theo ông Andrzej Jan Kwiecinski, chuyên gia chính về phân tích chính sách nông nghiệp của OECD, năng suất động trong nông nghiệp của Việt Nam vẫn khá thấp trong khi đất đai còn phân tán vì vậy cần phân bổ nguồn đất đai phù hợp hơn trong bối cảnh năng suất trong nông nghiệp chưa cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn những giới hạn trong tiếp cận tài chính, mạng lưới hạ tầng manh mún và thủ tục thương mại rườm rà. Các nhà đầu tư lớn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính dài hạn. Các nhà sản xuất nhỏ lẻ tiếp tục dựa chủ yếu vào nguồn tín dụng phi chính thức.
Cơ sở hạ tầng nông thôn về cơ bản đã được cải thiện đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng đầu tư đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.
Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).
Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.
Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.
Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.