Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thả 2 Vạn Tôm Sú Và 2 Ngàn Cua Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên
Số tôm giống này được các công ty, đơn vị cung ứng tôm giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ nhằm tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ngày 1/8, tại khu vực bảo vệ thủy sản Vũng Mệ (xã Quảng Lợi), Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với Dự án sáng kiến địa phương thích ứng biển đổi khí hậu (VIE 033) tổ chức thả 2 vạn con tôm sú và 2 ngàn cua giống ra môi trường tự nhiên vùng đầm phá.
Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho biết, việc thả tôm giống lần này không chỉ tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho vùng đầm phá mà còn nâng cao ý thức cho người dân trong quá trình khai thác.
Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tuy vụ lúa hè thu đã đi vào sản xuất nhưng công tác chuyển đổi giống cây trồng trong thời điểm hạn hán gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 7/5, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương phối hợp với Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình giống lúa mới Thiên ưu 8.
Được mệnh danh là “vua” mắc ca của tỉnh Lâm Đồng, thế nhưng ông Trần Vinh (TP Đà Lạt) đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nguồn vốn đã cạn kiệt do đầu tư vào loại cây quá mới mẻ này
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - Phạm S vừa phê duyệt các đối tượng, mức hỗ trợ và phân bổ kinh phí hỗ trợ giống để thực hiện kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên toàn tỉnh năm 2015.
Tưới nước tiết kiệm bằng công nghệ mới là giải pháp hiệu quả áp dụng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô Tây Nguyên. Hạn hán, thiếu nước tưới vào mùa khô là nguyên nhân khiến năng suất cà phê ở Tây Nguyên sụt giảm, thậm chí có nhiều diện tích mất trắng.