Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Lúa Chín Vàng Ươm

Hiện tại, hơn 4 ngàn ha lúa vụ đông – xuân của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) vàng ươm một màu. Với năng suất bình quân toàn huyện đạt 63 tạ/ha, có nơi đạt đến 72 tạ/ha, có thể nói, đây là vụ mùa bội thu nhất từ trước đến nay.
Từ sáng sớm, tiếng máy gặt đập liên hợp, tiếng nói cười rộn rã của những người một nắng hai sương vang vọng khắp trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm.
Ông Ngô Đình Triển - Chủ tịch HĐQT HTX sản suất nông nghiệp Đông Phước (xã Quảng Phước) cho biết: "Lúc mới đưa vào gieo cấy, nhiều nơi gặp khó khăn do thời tiết, bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá … khiến nông dân lo lắm. Tuy nhiên, nhờ chủ động trong công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, đến nay, năng suất bình quân của HTX đạt 66 tạ/ha, thậm chí có nhiều diện tích đạt năng suất 70 tạ/ha”.
Quảng An là địa phương trồng lúa trọng điểm của huyện Quảng Điền khi có diện tích lên đến 498 ha. Cũng như các nơi khác, trên khắp các cánh đồng, đâu đâu cũng bắt gặp những nụ cười rạng rỡ.
Ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp Đông Phú (xã Quảng An) phấn khởi: “Được mùa và có sản lượng cao nhất huyện (72 tạ/ha) là niềm vui thứ nhất. Niềm vui thứ 2 là lúa của bà con được thương lái thu mua với giá 6,5 triệu đồng/tấn. Riêng với những giống lúa chất lượng cao như HT1, HN6, XT27 có giá hơn 7 triệu đồng/tấn.
Người ta tính, 1 sào lúa nếu 3 người gặt tay thì mất một ngày, còn thuê máy chỉ mất tầm 20 phút. Thời gian nhanh hơn, chi phí rẻ hơn nên những ai có ruộng dưới một sào hoặc không có đường cho máy vào thì mới phải gặt tay...
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.