Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Lúa Chín Vàng Ươm
Hiện tại, hơn 4 ngàn ha lúa vụ đông – xuân của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) vàng ươm một màu. Với năng suất bình quân toàn huyện đạt 63 tạ/ha, có nơi đạt đến 72 tạ/ha, có thể nói, đây là vụ mùa bội thu nhất từ trước đến nay.
Từ sáng sớm, tiếng máy gặt đập liên hợp, tiếng nói cười rộn rã của những người một nắng hai sương vang vọng khắp trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm.
Ông Ngô Đình Triển - Chủ tịch HĐQT HTX sản suất nông nghiệp Đông Phước (xã Quảng Phước) cho biết: "Lúc mới đưa vào gieo cấy, nhiều nơi gặp khó khăn do thời tiết, bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá … khiến nông dân lo lắm. Tuy nhiên, nhờ chủ động trong công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, đến nay, năng suất bình quân của HTX đạt 66 tạ/ha, thậm chí có nhiều diện tích đạt năng suất 70 tạ/ha”.
Quảng An là địa phương trồng lúa trọng điểm của huyện Quảng Điền khi có diện tích lên đến 498 ha. Cũng như các nơi khác, trên khắp các cánh đồng, đâu đâu cũng bắt gặp những nụ cười rạng rỡ.
Ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp Đông Phú (xã Quảng An) phấn khởi: “Được mùa và có sản lượng cao nhất huyện (72 tạ/ha) là niềm vui thứ nhất. Niềm vui thứ 2 là lúa của bà con được thương lái thu mua với giá 6,5 triệu đồng/tấn. Riêng với những giống lúa chất lượng cao như HT1, HN6, XT27 có giá hơn 7 triệu đồng/tấn.
Người ta tính, 1 sào lúa nếu 3 người gặt tay thì mất một ngày, còn thuê máy chỉ mất tầm 20 phút. Thời gian nhanh hơn, chi phí rẻ hơn nên những ai có ruộng dưới một sào hoặc không có đường cho máy vào thì mới phải gặt tay...
Related news
Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.
Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.
Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.
Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.