Quảng Bình giải ngân trên 21 tỷ đồng cho ngư dân

Theo ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Phó BCĐ thực hiện NĐ 67 tỉnh Quảng Bình, đã thực hiện tiếp nhận 40 hồ sơ vay vốn từ các ngư dân trong tỉnh, đã thẩm định và phê duyêt 17 hồ sơ (có 11 hồ sơ đóng tàu vỏ gỗ và 6 hồ sơ tàu vỏ thép).
Ngư dân đã thực hiện đóng mới 8 tàu và 2 tàu trong số đó đã ra khơi. Đến cuối tháng 7, ngư dân Quảng Bình đã có 10 hợp đồng đóng tàu mới (gồm 1 tàu dịch vụ vỏ thép và 8 tàu khai thác vỏ gỗ) được ký kết để vay vốn với tổng số tiền gần 74 tỷ đồng.
Các ngân hàng đã giải ngân hơn 21 tỷ đồng, giúp ngư dân thuận lợi hơn trong việc triển khai đóng tàu mới. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, Quảng Bình là một trong năm tỉnh (Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang) có số hợp đồng vay vốn nhiều nhất và tiến độ giải ngân nhanh nhất cả nước.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, tỉnh Quảng Bình sẽ đóng mới 5 tàu dịch vụ hậu cần khai thác và 80 tàu khai thác hải sản.
Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng sửa đổi lại hướng dẫn thực hiện chính sách vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu theo hướng mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời bãi bỏ quy định về giá trần đóng mới tàu vỏ gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Có thể bạn quan tâm

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo
Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Dọc theo Quốc lộ 4D từ xã Tòng Sành (Bát Xát) lên đến thị trấn Sa Pa (Sa Pa), du khách thường gặp đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ bán những xâu cá suối tươi vừa bắt dưới suối lên. Cá suối Sa Pa là món ăn dân dã mà hấp dẫn.

Đến nay, nghề đánh bắt thủy sản của nước ta vẫn là một nghề hết sức quan trọng, tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động trực tiếp trên biển và hàng triệu nhân khẩu ăn theo các dịch vụ đi kèm khác.