Quảng Bình giải ngân trên 21 tỷ đồng cho ngư dân

Theo ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Phó BCĐ thực hiện NĐ 67 tỉnh Quảng Bình, đã thực hiện tiếp nhận 40 hồ sơ vay vốn từ các ngư dân trong tỉnh, đã thẩm định và phê duyêt 17 hồ sơ (có 11 hồ sơ đóng tàu vỏ gỗ và 6 hồ sơ tàu vỏ thép).
Ngư dân đã thực hiện đóng mới 8 tàu và 2 tàu trong số đó đã ra khơi. Đến cuối tháng 7, ngư dân Quảng Bình đã có 10 hợp đồng đóng tàu mới (gồm 1 tàu dịch vụ vỏ thép và 8 tàu khai thác vỏ gỗ) được ký kết để vay vốn với tổng số tiền gần 74 tỷ đồng.
Các ngân hàng đã giải ngân hơn 21 tỷ đồng, giúp ngư dân thuận lợi hơn trong việc triển khai đóng tàu mới. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, Quảng Bình là một trong năm tỉnh (Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang) có số hợp đồng vay vốn nhiều nhất và tiến độ giải ngân nhanh nhất cả nước.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, tỉnh Quảng Bình sẽ đóng mới 5 tàu dịch vụ hậu cần khai thác và 80 tàu khai thác hải sản.
Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng sửa đổi lại hướng dẫn thực hiện chính sách vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu theo hướng mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời bãi bỏ quy định về giá trần đóng mới tàu vỏ gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Related news

Nhắc đến nghề nuôi rắn hầu như ai cũng nhớ ngay đến Làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã huyện Lâm Thao và Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, bởi đến nay toàn tỉnh Phú Thọ mới có 2 làng nghề có sản phẩm độc đáo này.

Ngày 4/7, Hội Nông dân Hà Nội tiến hành giải ngân dự án chăn nuôi bò sữa cho 24 hội viên, nông dân xã Minh Châu, huyện Ba Vì vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với lãi suất là 0,7%/tháng, thời hạn vay 36 tháng với tổng số tiền là 800 triệu đồng.

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...