Chăn nuôi cá tra - Sức khỏe và bệnh tật
Duy trì sức khỏe cá và ngăn ngừa dịch bệnh là điều rất quan trọng khi chăn nuôi cá tra.
Dịch bệnh bùng phát là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi cá tra
Để tăng sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động chăn nuôi cá tra đã được tăng cường, nhưng kéo theo đó là nguy cơ gia tăng dịch bệnh và các vấn đề do vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác gây ra. Một điểm hạn chế chủ yếu đối với hoạt động chăn nuôi cá tra là dịch bệnh, vấn đề này làm phát sinh chi phí cao trong các lĩnh vực như phòng và chữa bệnh.
Miễn là các điều kiện chăn nuôi tốt thì nhìn chung cá tra có khả năng chống lại bệnh tật trong giai đoạn chăn nuôi thương phẩm nhưng chất lượng nước trở nên tệ hơn, quá trình xử lý hoặc nhiệt độ nước thấp đều có thể làm tăng khả năng nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn.
Các vấn đề bệnh lý thông thường bao gồm sự xâm nhập của động vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào) trên da hoặc mang và nhiễm khuẩn do quá trình xử lý hoặc sức ép môi trường. Là loài cá không có vảy, cá tra cũng rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào icthyopthirius multifilus.
Rất hiếm khi xảy ra dịch bệnh và tỷ lệ chết ở cá tra trên quy mô lớn, nhưng những bệnh lý dưới đây đã được ghi nhận lại:
BNP (hoại tử trực khuẩn ở cá tra)
Bệnh này là do Edwardsiella ictaluri - một loại vi khuẩn sống sót trong nước ao khoảng từ hai tuần và lên đến ba đến bốn tháng trong bùn ao. Cá giống và cá con có nguy cơ bị nhiễm cao nhất, mặc dù cá ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng.
Mật độ thả nuôi cao, các chất gây ô nhiễm, các vấn đề về sức khỏe và tình trạng đông đúc có thể gây ra dịch bệnh. Nó thường gây chết cá và tỷ lệ tử vong tăng vọt.
Các dấu hiệu lâm sàng có xu hướng rõ ràng tức thì trước khi chết là khi cá bơi chậm trên mặt nước và trông nhợt nhạt cùng với các đốm trắng bên trong trên gan, thận và lá lách.
Bệnh đốm đỏ
Do một nhóm bệnh nhiễm trùng huyết do aeromonas di động gây ra, bệnh này xảy ra ở cá giống và trong suốt giai đoạn chăn nuôi thương phẩm.
Các triệu chứng bao gồm cá bơi chậm, bỏ ăn, xuất huyết trên đầu, miệng và gốc vây và có thể có khí trong đường ruột.
Các điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh đốm đỏ là mật độ nuôi cao, các chất gây ô nhiễm môi trường và bùn hữu cơ trong ao. Bệnh đốm đỏ có nhiều khả năng xảy ra hơn khi cá bị căng thẳng, ví dụ như trong quá trình xử lý hoặc vận chuyển.
Bệnh ký sinh trùng
Bệnh này do Trichodina spp và Epistylis spp gây ra. Các triệu chứng bao gồm cá bơi chậm trên mặt nước, mất phương hướng, tổn thương, thối vây, nổi các đốm trắng trên cơ thể và khó thở.
Cá cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn khi chúng trở nên rất yếu ớt và ăn kém. Các ổ dịch lẻ tẻ gây ra tỷ lệ tử vong thấp cũng xảy ra. Các điều kiện khí hậu bất lợi (chẳng hạn như mưa như trút nước sau đó ngay lập tức nắng lên) có thể làm phát sinh dịch bệnh, cũng như chất lượng nước kém và mật độ thả nuôi cao.
Phòng ngừa và điều trị
Thức ăn không đủ và nồng độ oxy giảm là một trong những yếu tố gây căng thẳng mà có thể dẫn đến mầm bệnh tiềm ẩn xâm nhập cá tra và gây ra dịch bệnh.
Các biện phực hành an toàn sinh học hiệu quả là điều cần thiết đối với việc ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh
Các chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi để phòng và chữa bệnh và để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng nếu chất lượng nước quá thấp hoặc mật độ thả nuôi quá cao thì cá có thể bị nhiễm bệnh một lần nữa. Nếu các loại thuốc kháng sinh không được áp dụng đúng cách thì cá cũng có thể bị tổn hại bởi chất tồn dư, điều này dẫn đến sản phẩm cuối cùng có chất lượng kém.
Các biện pháp thực hành nuôi trồng thủy sản hiệu quả là chìa khóa để hạn chế dịch bệnh lây lan. Những ví dụ về các biện pháp kiểu như vậy là đăng ký giấy phép mở trang trại để chúng có thể được giám sát hoặc kiểm soát bởi chính quyền địa phương, xác định vị trí trang trại phù hợp với các khuôn khổ pháp lý quốc gia và địa phương đã được thiết lập, kết hợp các ao xử lý nước thải và đo đúng các thông số chất lượng nước như độ pH, nồng độ oxy và nhiệt độ để cung cấp một nguồn cung cấp nước đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng, có giấy chứng nhận chất lượng cá giống (quan trọng đối với việc truy xuất nguồn gốc dịch bệnh) và mua thức ăn công nghiệp có chất lượng cao.
Điều quan trọng là phải đảm bảo cá khỏe mạnh trước khi thả nuôi và nhiều trang trại có thể liên hệ với chuyên gia am hiểu bệnh lý ở động vật thủy sản, họ là những người có thể kiểm tra cá trước khi thả nuôi và đảm bảo rằng chúng khỏe mạnh.
Phương tiện chính để giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh là duy trì một môi trường nuôi có mức độ căng thẳng tối thiểu. Các trang trại cũng phải thường xuyên theo dõi hành vi của cá và để ý đến các dấu hiệu như chán ăn hoặc bơi lội thất thường. Mọi nỗ lực cũng cần được thực hiện để đảm bảo rằng các cơ sở không bị tiếp xúc với các mầm bệnh từ bên ngoài.
Trong tương lai sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định và mô tả chính xác đặc điểm của các tác nhân gây bệnh và phát triển hơn nữa các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và quản lý sức khỏe. Mặc dù nhiều loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc hoặc hóa chất khác hiện đang được sử dụng để điều trị và phòng bệnh cho cá tra, nhưng vấn đề đặt ra là có bao nhiêu người nông dân có nhận thức về các kỹ thuật phù hợp để phòng và điều trị bệnh và họ sẵn sàng đầu tư vào chúng như thế nào.
Có thể bạn quan tâm
Chủng vi khuẩn edwardsiellosis, hay còn gọi là bệnh gan thận mủ, gây ra tỷ lệ chết rất cao. Dịch bệnh này không chỉ là hiểm họa với cá tra
Ảnh hưởng của thức ăn được bổ sung than tre đối với việc giảm nồng độ amoniac và tốc độ tăng trưởng của cá ba sa
Trong Phần Một của seri bốn phần này, tờ The Fish Site sẽ khám phá những chi tiết và đặc điểm của nghề chăn nuôi cá tra.