Quản lý heo đực
Phương pháp quản lý heo đực và năng lực heo đực có tầm quan trọng tới năng suất trại heo. Heo đực ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thụ thai, số heo con đẻ ra, số heo thịt. Để nâng cao lợi nhuận, cần nhập heo đực có năng lực cao và quản lý thật tốt.
Tần suất sử dụng heo đực 2 lần một tuần là hợp lý, một năm số lần sử dụng khoảng trên dưới 100 lần. Đa số heo đực đưa vào sử dụng được 2~3 năm sẽ đào thải. Trong các nguyên nhân đào thải heo đực thì sự cố chân chiếm cao nhất 30 %, tiếp theo là trở ngại sinh sản 16 %, hiệu quả kinh tế 14 %, già 13 %, tính cách đực 6 %, và các lý do khác 15 %.
Mỗi năm cần thay đực, hàng năm nhập bổ sung 1/2~1/3 số lượng heo đực đang sử dụng. Heo đực khi có năng suất không tốt cần nhanh chóng xem xét hiệu quả kinh tế để đào thải sớm.
Heo đực khi nhập từ bên ngoài nên nhập lúc 3~5 tháng tuổi (60~70kg) từ trại được phòng dịch kỹ và an toàn. Tỷ lệ thay heo đực là khoảng 50 %, nhưng tùy tình hình thực tế như số ô chuồng, tiền mua heo đực quá cao mà kéo dài thời gian sử dụng hoặc giảm số đầu heo.
Có một số trang trại tự tuyển chọn heo đực từ nguồn heo của mình nhưng năng suất thấp khiến lợi nhuận không đạt như mong đợi. Vì thế khuyến cáo nên mua heo đực từ bên ngoài.
Giá mua heo đực thường cao hơn heo nái. Tuy nhiên nếu ta tính giá khấu hao vào 1 kg heo thịt thì thực tế ta tiết kiệm được nhiều. Chính vì lý do này giá thay thế heo đực không phải cao nếu ta tính đến lợi ích thu được. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này cần nhập heo đực có chất lượng.
Chúng ta cần sử dụng đực phát triển tốt và có năng lực sinh sản cao. Nhờ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nên heo chuyển hóa thức ăn tốt, tốc độ lớn nhanh, heo dù nhiều tuổi trọng lượng vẫn không vượt quá 250 kg.
Heo đực từ 30 kg sẽ được cho ăn dạng cá thể theo từng giai đoạn nhất định. Đực vào 66 ngày tuổi sẽ hình thành tinh trùng, 78 ngày tuổi tinh trùng xuất hiện trong tiểu quản sinh tinh, 94 ngày tuổi có khả năng xuất tinh, 133 ngày tuổi thuần thục sinh sản (phối lần đầu). 133 ngày tuổi đưa vào sản xuất (1 lần/ tuần), 193 ngày tuổi cần quản lý dinh dưỡng thích hợp để đưa vào sử dụng 2 lần/ tuần.
Trong quá trình nuôi thịt, nếu heo đực bị béo phì thì có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh, chân yếu ảnh hưởng tới khả năng di chuyển. Phải quan sát kỹ từng cá thể, điều chỉnh lượng và loại cám theo từng thời kỳ. Trong thời kì nuôi thịt, nếu chân và lưng có vấn đề thì rất nhiều trường hợp sẽ không hồi phục được hoàn toàn. Chuồng heo đực cũng không được quá trơn.
Chân và eo khỏe mạnh sẽ là điều kiện cần để heo đực phát triển khả năng sinh sản nhưng chuồng heo đực cần có độ rộng phù hợp (7~8 m 2 ) để heo có thể vận động.
Cần chú ý heo đực khi được 6 tháng tuổi, trong quá trình nuôi dưỡng sẽ cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến có thể bị vấn đề ở chân và eo khiến đực không thể đưa vào sử dụng.
® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này
Có thể bạn quan tâm
Tại tỉnh Khánh Hòa vài năm gần đây đã có trên 20 hộ dân nuôi thử nghiệm heo rừng. Trong số đó có mô hình nuôi thử nghiệm của hội làm vườn (thành viên của LHCHKHKT tỉnh) ở Vạn Ninh và Nha Trang được nuôi dưới tán rừng, dưới tán vườn cây ăn quả điểm lợi thế của nuôi heo rừng lai là kỹ thuật nuôi đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.
Bệnh dịch tả là một trong những loại bệnh nguy hiểm do vi-rút gây ra, chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, khi heo “dính” phải loại dịch bệnh này thì rất khó chữa trị. Khi phát hiện heo bị dịch bệnh, người chăn nuôi không thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y gần nhất mà chữa trị theo cách riêng, nên bệnh tình không thuyên giảm.
Trong những năm gần đây, vấn đề vệ vinh an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng rất chú trọng, bà con chăn nuôi ngày càng có ý thức tốt hơn về việc chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để phòng bệnh về đường tiêu hoá, cần cho heo ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đa dạng, phong phú, đầy đủ dinh dưỡng...
Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp.