Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Nuôi Heo Bằng Công Nghệ EM Đạt Hiệu Quả Cao

Nuôi Heo Bằng Công Nghệ EM Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 01/01/2012

Gần đây trên địa bàn tỉnh ta một số bà con đã áp dụng công nghệ EM vào nuôi tôm sú thương phẩm và nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ đã thành công vì đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo vệ tốt môi trường. Hiện nay Trung tâm thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm EM trong nuôi heo và đang cho kết quả khả quan. Chế phẩm EM (Effective Microoganisms) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích gồm khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn và nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi trường. Chế phẩm EM bắt nguồn từ Nhật Bản, được chính thức đưa vào Việt Nam từ tháng 4/1997.

Tại Bình Thuận từ năm 2002 đến nay Trung tâm thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (TTTTƯDKHCN) đã xây dựng nhiều mô hình sử dụng chế phẩm EM trong nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt và nuôi heo. Chị Nguyễn Thị Sửu ở phường Phú Thủy (Phan Thiết) đã nuôi 3 lứa heo với 21 con bằng công nghệ EM, cho biết : heo ăn nhiều, ngủ nhiều, ít kêu và ít đi lại nên tăng trọng rất nhanh. Bình quân ở mỗi đợt nuôi heo dùng chế phẩm EM tăng hơn 8 -10kg/con so với heo không dùng chế phẩm EM. Heo nuôi từ 4 -4,5 tháng đạt khoảng 80 - 95kg/con. Heo cho nạc cao, ít bệnh vặt nên dễ bán, lãi ròng từ 300.000-400.000 đồng/con.

Ghi nhận của phóng viên khi xem thực tế mô hình nuôi heo bằng công nghệ EM là vấn đề môi trường được cải thiện rất tốt. Chế phẩm EM làm cho heo thích ăn nên không để lại lượng thức ăn, tạo nên chuồng heo sạch sẽ, không bốc mùi thối. Theo chị Sửu, heo ít tiêu chảy khi dùng EM nên môi trường luôn sạch. Ngoài các lợi thế trên, khi dùng chế phẩm EM heo ngủ nhiều ít kêu nên dù nuôi nhiều cũng không gây tiếng ồn ảnh hưởng các hộ xung quanh. Thực tế cho thấy nuôi heo theo công nghệ EM đang giúp cho hộ chăn nuôi đạt hiệu quả cao về kinh tế, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Công nghệ EM đang mở ra hướng tích cực đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa của tỉnh nhà.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Đóng Dấu Lợn Bệnh Đóng Dấu Lợn

Bệnh đóng dấu là một bệnh truyền nhiễm, xảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi và dưới 5 năm tuổi với tính cấp tính hay mãn tính và đặc trưng lâm sàng là chết đột ngột, sốt cao với những mảng xung huyết, mẩn đỏ định hình trên da, lợn bị viêm khớp.

02/01/2012
Nuôi Heo Rừng Lai Tận Dụng Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên Nuôi Heo Rừng Lai Tận Dụng Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên

Tại tỉnh Khánh Hòa vài năm gần đây đã có trên 20 hộ dân nuôi thử nghiệm heo rừng. Trong số đó có mô hình nuôi thử nghiệm của hội làm vườn (thành viên của LHCHKHKT tỉnh) ở Vạn Ninh và Nha Trang được nuôi dưới tán rừng, dưới tán vườn cây ăn quả điểm lợi thế của nuôi heo rừng lai là kỹ thuật nuôi đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.

01/01/2012
Tập Cho Lợn Con Ăn Sớm Tập Cho Lợn Con Ăn Sớm

Thường mỗi năm lợn nái có thể sinh sản 2 lứa. Muốn đạt được hiệu quả này, phải thực hiện biện pháp cai sữa cho lợn con sớm, sau 40-50 ngày tuổi

04/01/2011
Kinh Nghiệm Chống Nóng Cho Lợn Kinh Nghiệm Chống Nóng Cho Lợn

Thời tiết nắng nóng trên 35 độ C ảnh hưởng không tốt tới việc tăng trọng và khả năng đề kháng của lợn. Xin giới thiệu kinh nghiệm chống nóng cho lợn

05/06/2011
Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái

Để có lợn nái tốt, ta nên chọn giống lợn Yorkshire thuần hoặc con lai giữa Yorkshire và Landrace nuôi gây giống. Sở dĩ chọn những giống lợn trên vì chúng có những ưu điểm sau: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa tốt, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta.

31/12/2010