Quản lý heo đực
Phương pháp quản lý heo đực và năng lực heo đực có tầm quan trọng tới năng suất trại heo. Heo đực ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thụ thai, số heo con đẻ ra, số heo thịt. Để nâng cao lợi nhuận, cần nhập heo đực có năng lực cao và quản lý thật tốt.
Tần suất sử dụng heo đực 2 lần một tuần là hợp lý, một năm số lần sử dụng khoảng trên dưới 100 lần. Đa số heo đực đưa vào sử dụng được 2~3 năm sẽ đào thải. Trong các nguyên nhân đào thải heo đực thì sự cố chân chiếm cao nhất 30 %, tiếp theo là trở ngại sinh sản 16 %, hiệu quả kinh tế 14 %, già 13 %, tính cách đực 6 %, và các lý do khác 15 %.
Mỗi năm cần thay đực, hàng năm nhập bổ sung 1/2~1/3 số lượng heo đực đang sử dụng. Heo đực khi có năng suất không tốt cần nhanh chóng xem xét hiệu quả kinh tế để đào thải sớm.
Heo đực khi nhập từ bên ngoài nên nhập lúc 3~5 tháng tuổi (60~70kg) từ trại được phòng dịch kỹ và an toàn. Tỷ lệ thay heo đực là khoảng 50 %, nhưng tùy tình hình thực tế như số ô chuồng, tiền mua heo đực quá cao mà kéo dài thời gian sử dụng hoặc giảm số đầu heo.
Có một số trang trại tự tuyển chọn heo đực từ nguồn heo của mình nhưng năng suất thấp khiến lợi nhuận không đạt như mong đợi. Vì thế khuyến cáo nên mua heo đực từ bên ngoài.
Giá mua heo đực thường cao hơn heo nái. Tuy nhiên nếu ta tính giá khấu hao vào 1 kg heo thịt thì thực tế ta tiết kiệm được nhiều. Chính vì lý do này giá thay thế heo đực không phải cao nếu ta tính đến lợi ích thu được. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này cần nhập heo đực có chất lượng.
Chúng ta cần sử dụng đực phát triển tốt và có năng lực sinh sản cao. Nhờ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nên heo chuyển hóa thức ăn tốt, tốc độ lớn nhanh, heo dù nhiều tuổi trọng lượng vẫn không vượt quá 250 kg.
Heo đực từ 30 kg sẽ được cho ăn dạng cá thể theo từng giai đoạn nhất định. Đực vào 66 ngày tuổi sẽ hình thành tinh trùng, 78 ngày tuổi tinh trùng xuất hiện trong tiểu quản sinh tinh, 94 ngày tuổi có khả năng xuất tinh, 133 ngày tuổi thuần thục sinh sản (phối lần đầu). 133 ngày tuổi đưa vào sản xuất (1 lần/ tuần), 193 ngày tuổi cần quản lý dinh dưỡng thích hợp để đưa vào sử dụng 2 lần/ tuần.
Trong quá trình nuôi thịt, nếu heo đực bị béo phì thì có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh, chân yếu ảnh hưởng tới khả năng di chuyển. Phải quan sát kỹ từng cá thể, điều chỉnh lượng và loại cám theo từng thời kỳ. Trong thời kì nuôi thịt, nếu chân và lưng có vấn đề thì rất nhiều trường hợp sẽ không hồi phục được hoàn toàn. Chuồng heo đực cũng không được quá trơn.
Chân và eo khỏe mạnh sẽ là điều kiện cần để heo đực phát triển khả năng sinh sản nhưng chuồng heo đực cần có độ rộng phù hợp (7~8 m 2 ) để heo có thể vận động.
Cần chú ý heo đực khi được 6 tháng tuổi, trong quá trình nuôi dưỡng sẽ cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến có thể bị vấn đề ở chân và eo khiến đực không thể đưa vào sử dụng.
® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này
Related news
Hướng dẫn kĩ thuật làm chuồng nuôi lợn rừng theo mô hình bán hoang dã
Thời gian mang thai của lợn nhà trung bình 114 ngày, biến động cho phép từ 102-128 ngày. Vượt quá giới hạn trên được gọi là lợn chửa quá ngày và tất cả những trường hợp có chửa vượt quá giới hạn đó đều cần phải can thiệp.
Hiện nay trình trạng heo nái sinh ít con, số lứa trên năm không đạt 2,2-2,4 lứa/ năm, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao đó là tình hình chung của các hộ chăn nuôi heo nái hiện nay. Đặc biệt trong qua trình chăm sóc lợn nái sinh sản người chăn nuôi gặp không ít khó khăn.
Bệnh viêm phổi – màng phổi ở heo vẫn đang là một trong những bệnh hoành hành nhiều nhất ở một số nước trên thế giới và có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế của trại.
Trên thế giới bệnh cúm lợn (Swine influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra do các virut cúm thuộc typ A, lây lan rất nhanh, được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Bắc nước Mỹ (1918),từ đây lây lan sang một số nước thuộc Bắc Mỹ và thế giới. Bệnh đã lây sang người và phát triển thành đại dịch cúm ở một số quốc gia khác vào năm 1918 gây chết hàng chục triệu người.