Quản lý cỏ dại

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước, ánh sáng với lúa làm lúa kém phát triển.
Để quản lý cỏ dại phải tốn một lượng chi phí khá lớn.
Vì vậy hạn chế sự gây hại của cỏ dại là giải pháp quan trọng góp phần tăng năng suất và phẩm chất lúa.
Gần đây cơ giới hóa được áp dụng rất phổ biến, đặc biệt là sử dụng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa đã giúp cho bà con đỡ tốn công, giảm chi phí trong SX.
Nhưng thu hoạch bằng máy là tác nhân giúp cỏ có cơ hội phát tán ra các khu vực xung quanh.
Th.S Trần Thị Bích Trân, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty TNHH Tân Thành cho biết, có nhiều phương pháp quản lý cỏ dại như dùng nước ém cỏ, trục nhận cỏ, nhổ cỏ bằng tay nhưng hầu hết nông dân vùng ĐBSCL đều kết hợp quản lý cỏ dại bằng thuốc hóa học, phổ biến nhất là sử dụng thuốc tiền nảy mầm và hậu nảy mầm.
Để quản lý cỏ dại đạt hiệu quả cao nông dân cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật diệt cỏ thuộc nhóm cỏ tiền nảy mầm như san bằng mặt ruộng khi làm đất, sau khi trục trạc xong phải phun thuốc tiền nảy mầm (chú ý đất phải còn đủ độ ẩm).
Khi mặt đất nứt chân chim cần cho nước vào ruộng, dùng mực nước này ém không cho cỏ nảy mầm.
Đối với nhóm cỏ hậu nảy mầm phun thuốc từ 7 - 12 ngày sau khi sạ, cỏ từ 2 - 4 lá, sau 24 - 36 giờ phải cho nước vào ruộng, duy trì mực nước từ 5 - 7 ngày.
Tuy nhiên trong điều kiện thực tế còn tồn tại nhiều vùng đất đai không bằng phẳng, ruộng không chủ động được nước nên vấn đề quản lý cỏ dại cũng gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó nhiều nông dân còn quản lý cỏ dại theo tập quán cũ nên chưa đạt được hiệu quả tối ưu.
Theo ThS Bích Trân, việc quản lý cỏ dại phải kết hợp cả quy trình từ khâu chuẩn bị đất, thời điểm phun thuốc, và quan trọng nhất là khâu quản lý nước.
Như vậy nước có vai trò quan trọng trong quy trình quản lý cỏ dại hiệu quả.
Từ nay đến hết ngày 12/12/2015, bà con mua 2 chai thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC tại các đại lý sẽ được tặng ngay 1 gói bột giặt Omo 800 mg.
Windup 500EC giúp bà con quản lý tốt cỏ dại hiệu quả ngay từ đầu, góp phần tạo nên mùa vàng bội thu.
Để có sự lựa chọn đúng đắn cho việc giải quyết nỗi lo cỏ dại trên cánh đồng của mình, Cty Tân Thành cho ra đời thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC với việc phối trộn tối ưu giữa chất trừ cỏ và chất an toàn tạo thành lớp màng thông minh làm cỏ dại ngừng sinh trưởng mà vẫn an toàn tuyệt đối cho lúa.
Cơ chế tác động của Windup 500EC như sau: Hoạt chất Pretilachlor thấm vào mầm cỏ kìm hãm sự phân chia tế bào làm mầm cỏ ngừng sinh trưởng và chết, rễ lúa hấp thu được chất an toàn Fenclorim nên lúa không bị gây hại bởi Pretilachlor.
Đặc biệt, không gây chết mộng chết vũng mà vẫn giúp lúa phát triển khỏe mạnh.
Với ba ưu điểm vượt trội, nồng độ thuốc trừ cỏ cao, diệt được tất cả các loại cỏ tiền nảy mầm giúp cây lúa phát triển tốt ngay từ đầu, Windup 500EC làm sạch cỏ, giúp bà con yên tâm canh tác.
Ông Lê Văn Liêm ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ làm ruộng trên 20 năm cho biết trước kia làm ruộng phải nhổ cỏ mỗi ngày.
Vài năm gần đây thì mua thuốc xịt, phối trộn 2 – 3 loại thuốc diệt cỏ, phải phun 3 – 4 lần/vụ vừa tăng chi phí, tốn công, năng suất giảm.
Từ khi sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC, đồng ruộng sạch cỏ, lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.

Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.