Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quá Tải Lò Sấy Lúa

Quá Tải Lò Sấy Lúa
Ngày đăng: 17/06/2013

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu 2013. Do lượng lúa nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều lò sấy lúa.

Chạy hết công suất

Ông Thái Văn Luận, chủ lò sấy ở ấp 1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thu hoạch rộ lúa Hè thu là lò sấy của tôi đều hoạt động không ngừng trong khoảng thời gian gần 1 tháng. Tuy nhiên, chưa có năm nào như năm nay, lượng lúa từ khắp nơi đổ về rất nhiều, khiến các lò sấy quá tải. Khoảng tuần nay, nhiều thương lái gọi điện đặt lò liên tục, nhưng tôi phải từ chối do đã chạy hết công suất và lúa còn tại lò khá nhiều”. Để kịp giao hàng cho thương lái, hiện 2 lò sấy lúa có công suất 60 tấn/mẻ của ông Luận phải làm việc suốt cả ngày và đêm hơn 10 ngày qua.

Tương tự, lò sấy lúa 40 tấn/mẻ của ông Nguyễn Văn Tổng, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ cũng rơi vào cảnh quá tải và phải hoạt động xuyên suốt hơn tuần nay. Ông Tổng chia sẻ: “Vào thời điểm này, các lò sấy đều trong tình trạng quá tải do bà con bước vào thu hoạch lúa Hè thu và các thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng của nông dân từ khắp nơi với giá rẻ để về đây sấy khô bán lại kiếm lời”. Theo các chủ lò sấy, giá sấy lúa năm nay vào khoảng 120.000-140.000 đồng/tấn (tùy theo mức độ ướt của lúa). Giá này cao hơn năm trước khoảng 20.000 đồng/tấn do nguyên vật liệu và nhân công tăng, nhưng thương lái vẫn thích sấy hơn phơi. Chính nhu cầu sấy lúa ngày một tăng cao, hiện nhiều chủ lò có ý định mở thêm công suất nhưng đang gặp khó về nguồn vốn đầu tư.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 417 lò sấy lúa lớn và nhỏ, đáp ứng hơn 50% nhu cầu sấy của người dân. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lê Văn Đời cho hay: Nhằm góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc trong khâu sấy lúa của bà con, Sở NN&PTNT tỉnh đã đưa ra đề án cơ giới hóa sản xuất lúa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015. Cụ thể, từ nay đến năm 2015, sẽ đầu tư cho nông dân vay gần 20 tỉ đồng (từ nguồn hỗ trợ của Trung ương), trong đó, hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất để nông dân đầu tư thêm khoảng 200 lò sấy, công suất từ 8 tấn/mẻ trở lên. Hiện cán bộ chuyên môn đang điều tra, thẩm định những hộ đăng ký, nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành hỗ trợ.

Phục vụ cho thương lái

Trong vụ lúa Hè thu thường gặp bất lợi về thời tiết như: mưa nhiều và không có sân phơi nên việc bán lúa tươi tại ruộng luôn được nông dân lựa chọn. Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng bán được lúa tươi ngay sau khi thu hoạch, nhất là trước tình hình giá lúa đang ở mức thấp như hiện nay, thương lái chỉ tìm mua lúa đẹp và thu hoạch bằng máy, những hộ có lúa sập phải cắt bằng tay thì không có nơi tiêu thụ. Mặt khác, do bà con bán lúa tươi nên hầu hết các lò sấy đều được các thương lái đăng ký trước với chủ lò, người dân không có nơi sấy đành chở lúa về nhà để phơi trong điều kiện nắng mưa thất thường, lúa bị ẩm, lên mộng rất khó bán.

Đang cào lúa trong sân, anh Nguyễn Văn So, ở ấp 1, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tâm sự: “Sau khi thu hoạch, do bán không được lúa tươi nên tôi cũng như nhiều bà con nơi đây chở lúa ra lò để sấy, nhưng đến nơi thì chủ lò không nhận vì lò đã được các thương lái đặt trước, người dân đành chở về nhà để phơi. Trường hợp trời nắng và có sân bãi thì đỡ, còn gặp trời mưa thì lúa bị mất màu, việc tiêu thụ càng khó khăn hơn”.

Lý giải vấn đề này, ông Thái Văn Luận, chủ lò sấy ở ấp 1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho rằng: “Hiện lò sấy không chỉ không tiếp nhận lúa của người dân mà ngay cả thương lái nếu không đặt ngày trước thì lò vẫn không nhận. Do lúc này, hầu hết các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều thu hoạch lúa Hè thu, lượng lúa đổ về các lò sấy rất lớn. Mặc dù đã chạy hết công suất nhưng lúa vẫn còn tồn đọng khá nhiều, do đó, các thương lái phải đặt trước ít nhất 2 ngày mới lên mẻ được. Ngoài ra, do lượng lúa của bà con đem lại lò thường đột ngột và số lượng rất ít so với công suất của lò (mỗi hộ từ 4-5 tấn), nên các chủ lò thường hợp đồng sấy lúa với các thương lái là chính.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cua Biển Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Cua Biển Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Cao

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

25/09/2014
Giá Nhiều Loại Thủy Sản Ở Mức Cao Giá Nhiều Loại Thủy Sản Ở Mức Cao

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".

25/09/2014
Nam Định Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Và Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi Nam Định Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Và Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

25/09/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Sinh Sản Và Ấp Nở Đảm Bảo An Ninh Sinh Học Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Sinh Sản Và Ấp Nở Đảm Bảo An Ninh Sinh Học

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

25/09/2014
Đồng Nai Làm Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Cây Mía Đồng Nai Làm Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Cây Mía

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

25/09/2014