Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quả ngọt từ cánh đồng 90 triệu/ha

Quả ngọt từ cánh đồng 90 triệu/ha
Ngày đăng: 03/08/2015

Dự án đã được thực hiện trong vài năm qua và bước đầu đã có những hiệu quả tích cực góp phần tạo sự chuyển biến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Mạnh tay “chi” cho nông nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm, Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương đã tổ chức xét duyệt và chuyển 54,6 tỷ đồng quỹ đầu tư để phát triển 7 phương án vay vốn khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó,  Sở NNPTNT cũng phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện 23 mô hình khuyến nông, khuyến ngư với 224 điểm trình diễn trên địa bàn tỉnh; đồng thời tổ chức 181 lớp tập huấn về quy trình sản xuất rau sạch, trái cây an toàn theo hướng VietGAP, chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh… Sở cũng cùng với Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố tổ chức 7 hội nghị chuyên đề, 23 lớp tập huấn, 10 chuyến tham quan nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đưa quy trình kỹ thuật cho bà con nông dân áp dụng vào thực tế sản xuất.

Tỉnh Bình Dương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đa dạng trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản… Nổi bật trong lĩnh vực nông sản có dự án nông nghiệp công nghệ cao do Công ty cổ phần Nông nghiệp U&I triển khai thực hiện tại xã An Thái, huyện Phú Giáo. Đây là đơn vị đã triển khai nhiều mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại của nước ngoài góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Phan Quốc Liêm- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp U&I cho biết, nhiều loại cây trồng ngắn ngày được trồng cho năng suất cao gấp 4 đến 5 lần so với phương thức canh tác thông thường. Cụ thể, mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính cho doanh thu 1 tỷ đồng/ha/vụ, mô hình trồng chuối cho doanh thu 600 triệu đồng/ha/năm, cà tím 400 triệu đồng/ha/vụ… Hiện 100% lượng sản phẩm rau, quả của đơn vị được thị trường tiêu thụ mạnh cả trong và ngoài nước.

Ngoài các khu nông nghiệp kỹ thuật cao, các hộ dân trên địa bàn tỉnh cũng đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất. Hiện có khoảng hơn 915ha đất được nông dân đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt các loại cây trồng có giá trị như rau, nấm, cây ăn trái, cây dược liệu, hoa lan, cây cảnh… Trên lĩnh vực chăn nuôi, hiện có 93 trại, 6 công ty đầu tư nuôi gà giống, gà đẻ trứng với tổng đàn hơn 6,4 triệu con; 59 trang trại và 5 công ty đầu tư nuôi heo thịt, heo giống với tổng đàn hơn 139 ngàn con.

Tăng giá trị sử dụng của đất

Việc nông dân ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng 1 đơn vị diện tích đất lên rõ rệt. Hiện giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt hơn 90 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 15.000 tỷ đồng. Cụ thể, mô hình trồng rau thủy canh ăn lá tại TP.Thủ Dầu Một đạt lợi nhuận bình quân 23 triệu đồng/tháng; một số trại trồng cây có múi đạt lợi nhuận từ 200 triệu - 1 tỷ đồng/ha; đối với chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học cũng đạt lợi nhuận trên 100 triệu đồng/lứa…Một số mô hình nông nghiệp đô thị tiếp tuc phát triển mang lại kết quả khả quan như mô hình chăm sóc lan Mokara (650 cây/100m2) đạt lợi nhuận bình quân trên 25 triệu đồng/mô hình; trồng nấm bào ngư (5.000 bịch/100m2) đạt  45 triệu đồng/mô hình/8 tháng…

Ông Phạm Tấn Bình- Giám đốc Sở NNPTNT Bình Dương cho biết, trong thời gian tới, sở tiếp tục thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía nam Bình Dương nhằm tạo mảng xanh đô thị và vùng sinh thái. Trong khi đó vùng phía bắc thì tập trung quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Hiện tỉnh đang thực hiện một số chính sách ưu tiên, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và chuyển giao các mô hình canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao cho các trang trại, nông hộ.

 Bên cạnh đó, Sở NNPTNT cũng phối hợp tổ chức tổng kết kinh nghiệm và phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng cụ thể, góp phần thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhất là mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao, mô hình gắn kết giữa sản xuất – chế biến tiêu thụ.  


Có thể bạn quan tâm

Khi đã có niềm tin Khi đã có niềm tin

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

30/11/2015
Học nhiều, hành không nổi Học nhiều, hành không nổi

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

30/11/2015
Làng khô lo thiếu nguyên liệu Làng khô lo thiếu nguyên liệu

Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất khô trên địa bàn tỉnh An Giang đang bước vào mùa làm ăn mới, chuẩn bị hàng bán Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do lũ nhỏ, diện tích nuôi thu hẹp nên lượng cá khan hiếm đã đẩy giá cá lóc, cá sặc bổi nguyên liệu tăng từ 15 – 20% so cùng kỳ.

01/12/2015
Những lưu ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản Những lưu ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản

Áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi tốt (GAP, SQF, CoC...) là biện pháp đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản

01/12/2015
Bài toán về gia tăng giá trị đánh bắt hải sản Bài toán về gia tăng giá trị đánh bắt hải sản

Từ đầu năm đến nay, nhờ giá xăng dầu giảm, thời tiết ở các ngư trường thuận lợi, sản lượng đánh bắt hải sản trên địa bàn phường 5 (TP.Vũng Tàu) tăng, nhiều chủ ghe có lãi lớn.

01/12/2015