PVFCCO ký hợp đồng mở rộng Nhà máy NPK Phú Mỹ

Sáng 7/6, tại Hà Nội, TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCO) cùng liên danh các nhà thầu gồm Tập đoàn Technip, Cty ThyssenKrupp Industria Solutions và TCty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) tiến hành lễ ký hợp đồng EPC thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây lắp và chạy thử Tổ hợp NH3 (mở rộng) Nhà máy NPK Phú Mỹ.
Tổ hợp có diện tích 15 ha, được xây dựng trong khuôn viên Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại KCN Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng mức đầu tư là gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 237 triệu USD), trong đó 70% là vốn vay và 30% còn lại là vốn chủ đầu tư.
Tổ hợp gồm 2 công trình chính là xưởng NH3 và Nhà máy NPK Phú Mỹ. Dự án NH3 sau khi mở rộng sẽ nâng công suất xưởng NH3 từ 450.000 tấn/năm lên 540.000 tấn/năm và Nhà máy NPK Phú Mỹ có công suất 250.000 tấn/năm.
Ông Cao Hoài Dương - TGĐ PVFCCO nhấn mạnh, Dự án có lợi thế là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha), công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay, để SX ra NPK chất lượng cao, đảm bảo đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nên rất phù hợp với thổ nhưởng, cây trồng tại nước ta.
Dự kiến, sau 26 tháng triển khai, tổ hợp sẽ được vận hành thương mại vào quý II/2017, đưa PVFCCO lên một nấc thang mới trong lĩnh vực phân bón.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nếu địa phương nào để tình trạng cây trồng, vật nuôi, nhất là gia súc chết nhiều do các nguyên nhân chủ quan, không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh thì người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm.

Tỉnh Phú Yên cho phép Cty CP Đầu tư thủy sản tập đoàn biển lập thủ tục triển khai dự án "Tàu đánh cá vùng biển xa và Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng cá Phú Lạc" với tổng mức đầu tư hơn 318 tỷ đồng.

Rảo quanh các vùng trồng cây cảnh lớn tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) như Thắng Lợi, Mễ Sở, Liên Nghĩa… thời điểm này, dễ nhận thấy có sự khác biệt so với một số năm trước đây khi có khá nhiều nhà vườn chuyên về cam cảnh, bưởi cảnh mọc lên bên cạnh các vùng quất cảnh.

Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.