Phường Tiên Cát nhiều nông dân làm kinh tế giỏi

Hội Nông dân phường Tiên Cát hiện có 759 hội viên, sinh hoạt ở 9 chi hội. Thời gian qua, Hội Nông dân phường đã phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn, đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH, Quỹ hỗ trợ nông dân, HTX nông nghiệp cho nông dân vay vốn, hỗ trợ giống, vật tư, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng chí Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết: “Hội chỉ đạo các chi hội, hội viên chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, thương mại khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp để phục vụ các công trình công cộng trên địa bàn như Công viên Văn Lang, khu tái định cư Đồng Ngược…”.
Để chuyển đổi ngành nghề hiệu quả, Hội chỉ đạo các chi hội làm tốt công tác tuyên truyền cho hội viên nông dân về các ngành nghề dịch vụ cận đô thị với hướng “sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch”, phối hợp với Hội Nông dân thành phố, HTX nông nghiệp mở lớp dạy nghề dịch vụ nhà hàng cho 25 hội viên tham gia. Thành lập các tổ, nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ các hội nghị, cưới hỏi… như tổ chị Huế ở chi hội Đoàn Kết, tổ bà Hải chi hội Hồng Hà, tổ bà An chi hội Sông Thao… Chị Nguyễn Thị Minh Huế tổ trưởng nhóm nấu cỗ chi hội Đoàn Kết chia sẻ: “Qua học lớp đào tạo nghề nấu ăn, nhóm đã thu hút từ 15-20 hội viên tham gia dịch vụ nấu cỗ, với thu nhập 60 triệu/năm/hội viên”.
Chương trình sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch cũng thu hút một số gia đình đầu tư chăn nuôi theo hướng an toàn như hộ chị Nguyễn Thị Tiệp ở chi hội Đoàn Kết, chị Lê Thị Toàn ở chi hội Anh Dũng… chăn nuôi lợn, gà và làm giá đỗ. Mỗi năm gia đình cho xuất chuồng khoảng 4 tấn lợn hơi, thu nhập từ chăn nuôi trung bình 50-100 triệu/năm.
Từ những mô hình trên, 5 năm qua, toàn phường có 125 lượt hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Trong đó mô hình nuôi trồng thủy sản có thu nhập từ 50-90 triệu/năm như ông Đinh Văn Quý chi hội Thọ Mai, ông Nguyễn Hùng Sinh, ông Trương Văn Tăng chi hội Tiên Sơn, ông Nguyễn Phùng Hưng chi hội Sông Thao, ông Nguyễn Văn Tập chi hội Hồng Hà đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng.
Các hộ chế biến lương thực thực phẩm như hộ ông Lưu Quang Đản, bà Trương Thị Khang chi hội Thọ Mai. Ngoài ra còn nhiều hộ điển hình phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề như cơ khí sửa xe của hộ ông Nguyễn Tiến Khang chi hội Đoàn Kết, ngành dịch vụ hộ ông Nguyễn Văn Chí chi hội Tiên Sơn, dịch vụ thương mại hộ bà Đặng Thị Hải chi hội Sông Thao... Các mô hình này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng đô thị. Các hộ nông dân SXKD giỏi - hộ nghèo vượt khó luôn tiên phong trong các phong trào, gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia các chương trình nhân đạo từ thiện; giúp đỡ các hộ nông dân nghèo góp phần vào ổn định kinh tế- xã hội của địa phương.
Tuy nhiên phong trào chưa đều ở một vài chi, tổ hội, nhiều điển hình chưa nhân ra diện rộng. Trong đó, một bộ phận hội viên nông dân nhận thức còn hạn chế, mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp, hội viên chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò đoàn kết tương trợ giúp nhau vượt khó giảm hộ nghèo. Công tác chỉ đạo phong trào cán bộ hội chưa sâu sát, kịp thời giải quyết những khó khăn cho hội viên nên chưa tạo môi trường thuận lợi cho hội nông dân phát triển sản xuất.
Để phong trào nông dân SXKD giỏi phát triển, cần có sự tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các đoàn thể. Phong trào cần được triển khai thực hiện thường xuyên và liên tục, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, giúp nông dân được tiếp cận nhiều nguồn vốn vay với lãi suất thấp, để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.