Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên

Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên
Ngày đăng: 15/08/2015

Bước đầu đem lại hiệu quả

Chúng tôi đến thăm vườn chùm ngây của anh Nguyễn Ngọc Hân ở thôn Đại Hạnh, xã Hoàn Long (Yên Mỹ) đúng vào thời điểm cây đang thu hoạch rộ. Nhìn những hàng cây cao quá đầu người, lá xanh mướt, ít ai nghĩ chúng mới chỉ được trồng cách đây hơn 1 năm.

Đầu năm 2014, anh Hân tình cờ biết đến cây chùm ngây là một loại rau sạch, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch trong nhiều năm qua thông tin trên kênh truyền hình. Anh tìm đến địa chỉ của người trồng chùm ngây ở Sóc Sơn (Hà Nội) để mua 100 cây chùm ngây giống về trồng thử nghiệm. Đến tháng 10.2014 anh thuê thêm 3 sào ruộng và mua thêm 1.900 cây chùm ngây giống về trồng. Sau 2 tháng, cây bắt đầu cho thu hoạch, lúc đầu anh Hân chỉ bán lá chùm ngây khô, mỗi tháng vườn chùm ngây của anh cho thu từ 1,5 – 2 tạ lá khô. Sau đó, anh cung cấp lá tươi cho Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Phú Hưng (Văn Lâm) và một số đơn vị khác ở Hà Nội. Đến nay, vườn chùm ngây của anh mỗi tháng cho thu ổn định khoảng 300kg lá tươi và trên 100kg lá khô, mang lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Thấy hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh tìm đến mô hình trồng chùm ngây của anh Hân học hỏi và đặt mua cây giống. Từ tháng 4.2015, anh bắt đầu nhập hạt giống chùm ngây từ Ấn Độ về ươm trong khoảng 1 – 2 tháng thành cây giống để bán với giá 15.000 đồng/cây. Đến nay, anh đã bán được khoảng 10.000 cây chùm ngây giống cho nông dân trong và ngoài tỉnh, mang lại thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Vốn là một nông dân năng động, ham tìm tòi, học hỏi, nhiều năm nay anh Đỗ Văn Trí ở thôn An Lạc, xã Đức Hợp (Kim Động) đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại trồng nhiều loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như chuối, ngô… Đặc biệt, mới đây anh đã trồng cây chùm ngây, một loại cây rau mới qua tìm hiểu trên sách, báo, mạng internet. Xét thấy loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, anh quyết định đầu tư gần 60 triệu đồng để mua trên 2.000 cây chùm ngây giống. Toàn bộ số cây này anh trồng trên diện tích hơn 1 mẫu ruộng có chất đất xấu, chủ yếu là đất sét trước đây bị bỏ không.

Theo anh Trí: “Cây chùm ngây rất dễ trồng, không kén đất, có thể trồng từ hạt, hom cành, hom củ và trồng được quanh năm. Cây ưa đất ráo nước, nhiều cát, chịu được hạn hán, ưa nắng, chịu úng kém và hầu như không bị sâu bệnh hại, do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Cây trồng sau 1 – 2 tháng bắt đầu cho thu hoạch lá, sau vài năm thì có thể tỉa củ, cây có thể cho thu trong nhiều năm”.

Thận trọng khi phát triển ồ ạt

Theo cách tính của các chủ vườn thì cây chùm ngây vừa dễ trồng, dễ chăm sóc, bảo vệ và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trên thực tế chùm ngây là loại rau còn mới, chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nên người trồng cần thận trọng khi đầu tư trồng loại cây này để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Ngay tại vườn chùm ngây của gia đình anh Đỗ Văn Trí, năm 2014, mỗi kg lá tươi anh thu hoạch về có thể bán với giá 50.000 – 70.000 đồng/kg và gần như không có đủ để cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, sang đến năm nay, giá lá chùm ngây tươi đã xuống chỉ còn 35.000 đồng/kg và nhu cầu thị trường cũng không ổn định.

Anh Nguyễn Ngọc Hân cũng khẳng định: “Tôi chỉ cung cấp cây chùm ngây giống cho người dân có nhu cầu trồng chứ tôi không thu mua lại sản phẩm chùm ngây người dân làm ra. Chính vì vậy nên người dân phải thận trọng trong việc sử dụng cây chùm ngây làm cây phát triển kinh tế khi chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định”.

Từ hiệu quả kinh tế mà cây chùm ngây đem lại, hiện nay, nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh đã tìm hiểu và chuyển một phần diện tích vườn, ruộng sang trộng loại cây mới này. Thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Hưng Yên, cây chùm ngây góp phần làm đa dạng thêm cơ cấu các loại cây trộng trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tráng, Trưởng Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: “Hiện nay, cây chùm ngây mới được một số người dân trong tỉnh đưa về trồng một cách tự phát. Các hộ dân này tự nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin về loại cây này qua sách, báo, mạng internet hoặc trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Do đây là một loại cây trồng mới nên nông dân không nên thấy những hiệu quả bước đầu của cây trồng này mà đua nhau trồng một cách ồ ạt mà cần phải tìm hiểu kỹ cả về cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thị trường tiêu thụ”.


Có thể bạn quan tâm

Cần Thơ mở rộng thị trường tiêu thụ dâu Hạ châu Cần Thơ mở rộng thị trường tiêu thụ dâu Hạ châu

Đây là loại cây ăn trái đặc sản chủ lực của địa phương đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005.

27/06/2015
75 hộ trồng chanh được chứng nhận VietGAP 75 hộ trồng chanh được chứng nhận VietGAP

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với UBND xã Bình Thạnh tổ chức công bố chứng nhận VietGAP trên cây chanh cho Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh đặt tại ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, có 50 hộ tham gia với diện tích 30ha (thành lập vào tháng 6/2013).

27/06/2015
KS Nguyễn Ngọc Thành người góp phần ươm mầm & nhân rộng giống mãng cầu xiêm Thái KS Nguyễn Ngọc Thành người góp phần ươm mầm & nhân rộng giống mãng cầu xiêm Thái

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè (Tiền Giang), người đã có công lớn trong việc ươm mầm và nhân rộng giống mãng cầu xiêm Thái vốn có nhiều đặc tính nổi trội hơn so với giống mãng cầu xiêm thường (đơn tính) như: Năng suất cao, chất lượng trái ngon hơn.

27/06/2015
Củ cải trắng nghịch mùa ở Long Sơn (Trà Vinh) Củ cải trắng nghịch mùa ở Long Sơn (Trà Vinh)

Những năm trước, nông dân ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh chú trọng đưa cây dưa hấu mùa nghịch trên đất giồng cát để tăng thu nhập. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá dưa hấu bấp bênh, đầu ra không ổn định, nên một số nông dân ở đây chuyển đổi sang trồng củ cải trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân trong mùa nghịch.

27/06/2015
Cánh đồng mẫu lớn vì sao chậm lớn ? Cánh đồng mẫu lớn vì sao chậm lớn ?

Vận động bà con nông dân đưa ruộng đất vào sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã được tỉnh nhà tích cực thực hiện.

27/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.