Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

15 năm kinh nghiệm nuôi cá mú nghệ, thu trên dưới 4 tỷ đồng/năm

15 năm kinh nghiệm nuôi cá mú nghệ, thu trên dưới 4 tỷ đồng/năm
Tác giả: Lê Khánh
Ngày đăng: 18/01/2018

Mỗi năm gia đình ông Ngô Tùng Tân ở tổ dân phố Đá Bạc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) xuất bán ra thị trường từ 12 – 14 tấn cá mú nghệ thương phẩm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Mỗi năm, ông Tân thu vài tỷ đồng từ cá mú nghệ

Kiên trì bám trụ

Ông Tân là người đầu tiên đưa giống cá mú nghệ về đìa nuôi ở Cam Ranh. Những năm đầu nuôi, loài cá đặc sản này đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu ổn định. Thấy hiệu quả, nhiều người dân trong vùng thậm chí cả các địa phương lân cận cũng mua giống thả nuôi. Tuy nhiên, những rủi ro lớn cũng như thời gian thu hoạch quá lâu từ cá mú nghệ khiến cho nghề này không thể phát triển mạnh.

Qua nhiều năm, các hộ gia đình không còn mặn mà với loài cá mú nghệ và chuyển sang nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác. Chỉ còn một mình ông Tân vẫn tâm huyết với loài cá này.

“Đến nay thì tôi đã có gần 15 năm nuôi cá mú nghệ. Tôi thích loài cá này ở đặc điểm khi trưởng thành chúng có trọng lượng lớn nhìn thích mắt và giá bán cũng cao nên vẫn gắn bó đến giờ. Còn những người trước đây nuôi rồi từ bỏ vì họ nhận thấy đây là loài cá có mức đầu tư lớn nhưng rủi ro tương đối cao lại thu hồi vốn chậm”, ông Tân chia sẻ.

Cũng theo ông Tân, thay vì chọn cá mú nghệ như ông, những hộ gia đình có đìa nuôi lân cận lại chọn loài cá mú đen. Lý do của điều này chính là chi phí đầu tư cho loài cá mú đen thấp hơn rất nhiều so với cá mú nghệ. Nếu như cá mú đen có giá khoảng 20.000 đồng/con giống thì cá mú nghệ giống lại có giá khoảng 125.000 đồng/con.

Cá mú nghệ xuất bán thường đạt trọng lượng từ 10kg trở lên

“Thường thì cá mú nghệ có mức độ hao hụt khá cao, trung bình khoảng 50%. Trong khi giá mua giống lớn nên khi cá chết ai cũng tiếc lắm. Một vấn đề nữa là, để cá đạt đủ trọng lượng thu hoạch thì giống cá mú đen mất khoảng 1 năm nuôi còn cá mú nghệ lại mất tới 2 năm mới có thể xuất bán. Nếu trong khoảng thời gian 1 năm đó mà gặp phải rủi ro gì thì thiệt hại rất lớn. Có lúc một đêm tôi mất mấy trăm triệu vì đột nhiên vài tấn cá bị chết”, ông Tân tâm sự.  

Thu nhập cao nhưng không dễ

Ông Tân đang có 2 đìa nuôi cá mú nghệ trên diện tích gần 9.000m2 với khoảng 3.000 – 4.000 con giống. Cá giống được ông thả nuôi xen kẽ cộng với phân đàn thường xuyên nên hầu như thời điểm nào trong năm đìa nuôi của ông cũng có cá xuất bán. Ông Tân nhẩm tính tổng cộng mỗi năm 2 đìa nuôi của mình cung cấp ra thị trường từ 12 – 14 tấn cá giống, thu trên dưới 4 tỷ đồng.

“Cá mú nghệ thường phải đạt trọng lượng từ 10kg trở lên thì thương lái mới mua. Cá tôi nuôi 2 năm những con lớn nhất đạt từ 15 – 19kg. Những con này thường có giá khoảng 300.000 đồng/kg. Con nhỏ hơn thì giá khoảng 260.000 – 270.000 đồng/kg. Con càng lớn thì giá càng cao. Thương lái có thể mua với giá 500.000 đồng/kg đối với cá trọng lượng 25kg trở lên. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ cá mú nghệ còn ít nên mỗi lần chỉ xuất được vài tạ. Cứ mỗi tuần tôi lại xuất 1 – 2 lần do đó có thể nói là thời điểm nào trong năm cũng có cá bán”, ông Tân bộc bạch.

Cá càng lớn thì giá thu mua càng cao

Chỉ cần nghe qua như thế, nhiều người có thể nhận được giá trị kinh tế mà giống cá mú nghệ mang lại. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có được những kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc để cá mú có thể đạt đủ trọng lượng mà giảm thiểu tối đa sự hao hụt. Theo ông Tân, điều quan trọng là phải làm sao có thể giữ ổn định được đàn trong khoảng 2 tháng đầu tiên. Đây là thời điểm cá dễ nhiễm bệnh và có tỷ lệ chết cao nhất.

“Cá mú nghệ thường mắc phải 2 căn bệnh chủ yếu là bệnh ghẻ trên da và bệnh về đường ruột. Do vậy, trong 2 tháng đầu tiên thả nuôi cho cá ăn thực phẩm công nghiệp để ổn định đường ruột và thường xuyên thay nước, xử lý vệ sinh đáy đìa để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Trải qua 2 tháng đầu tiên mà đàn cá ổn định thì coi như đã thành công bước đầu. Lúc này bắt đầu chuyển thức ăn từ thực phẩm công nghiệp sang cá tươi. Ngoài ra, vào giai đoạn cá lớn cần lượng oxy nhiều nên người nuôi phải lấy nước mới liên tục và mở guồng chạy oxy thường xuyên. Một điểm nữa là chú ý phân đàn để tránh việc cá lớn ăn thịt cá nhỏ”, ông Tân bật mí thêm.


Có thể bạn quan tâm

Bái phục lão nông làm trang trại tổng hợp trên vùng đất cát, thu 3 tỷ đồng/năm Bái phục lão nông làm trang trại tổng hợp trên vùng đất cát, thu 3 tỷ đồng/năm

Từ hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Thuận (58 tuổi) đã gây dựng thành công trang trại quy mô trên vùng cát ở xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền, TT-Huế)

11/01/2018
Bỏ phố lên rừng nuôi lợn sạch kiếm tiền tỷ mỗi năm Bỏ phố lên rừng nuôi lợn sạch kiếm tiền tỷ mỗi năm

Lúc cao điểm, trang trại của Đức có tới vài ba nghìn con gà thịt, hàng trăm con gà đẻ và thường xuyên có lớp gà con kế cận.

13/01/2018
Thành công từ 1.100 cặp bồ câu Pháp, thu 45-50 triệu đồng/tháng Thành công từ 1.100 cặp bồ câu Pháp, thu 45-50 triệu đồng/tháng

Nuôi bồ câu Pháp. Nhờ mát tay, mỗi tháng ông Tuấn thu về 45-50 triệu đồng từ bồ câu giống và bồ câu thương phẩm.

15/01/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.