Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập

Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập
Publish date: Tuesday. August 4th, 2015

Từ những mô hình

Thực hiện chủ trương của tỉnh Thái Bình về xây dựng mô hình chuyển đổi một số diện tích cấy lúa xuân sang trồng ngô, cây màu, vụ xuân năm 2015, với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, 463 hộ nông dân ở xã Điệp Nông (Hưng Hà) đã chuyển đổi 50ha cấy lúa kém hiệu quả sang trồng ngô ngọt ở vụ xuân. Ông Trần Minh Chiêu, Chủ nhiệm HTX DVNN Điệp Nông cho biết: Do được bảo đảm đầu ra cho sản phẩm nên bà con nông dân yên tâm sản xuất. Bình quân mỗi sào trồng ngô nông dân thu lãi từ 1,8 - 2 triệu đồng/vụ, gấp 3 lần so với cấy lúa. Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa sang luân canh gieo trồng các cây màu có giá trị kinh tế cao là cần thiết và phù hợp nhằm tăng thu nhập cho người nông dân, chính quyền cùng HTX DVNN xã Vũ An (Kiến Xương) đã tiến hành chuyển đổi 20ha gieo cấy hai vụ lúa, một vụ đông sang sản xuất cây màu có giá trị kinh tế cao. Nếu như trước đây, cấy hai vụ lúa, một vụ đông cho thu nhập 200 - 220 triệu đồng/ha/năm, nay sản xuất theo công thức luân canh bốn vụ nông dân địa phương có thu nhập từ 390 - 410 triệu đồng/ha/năm.

Đến mở hướng chuyên canh

Những năm gần đây, do chưa có chính sách phát triển riêng cho cây ngô, các vùng sản xuất cũng chưa được quy hoạch cụ thể. Vì vậy, diện tích sản xuất ngô chủ yếu được duy trì tại những địa phương có truyền thống từ trước như các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Vũ Thư. Giống ngô cũng chủ yếu là các giống lai. Ngoài ngô đường và ngô giống có hợp đồng sản xuất tiêu thụ thì các giống ngô còn lại nông dân phải tự tiêu thụ thông qua thương lái và những người thu gom tại địa phương. Như vậy, việc sản xuất ngô tại tỉnh ta trong những năm qua vẫn còn chịu nhiều áp lực cả về giống lẫn vấn đề bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, nguồn lao động thời vụ còn thiếu và yếu, trong khi cơ giới chưa được áp dụng đồng bộ ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất ngô.

Xác định ngô là một trong ba cây trồng chủ lực của địa phương, tỉnh ta tập trung mở rộng diện tích sản xuất ngô vụ xuân và vụ đông. Mục tiêu đến năm 2025 chuyển đổi hơn 20.000ha đất vàn cao đang cấy lúa sang trồng màu, trong đó dự kiến diện tích sản xuất ngô đến năm 2020 đạt 10.000ha, năm 2025 đạt 15.000ha. Thực hiện chủ trương đó, vụ xuân năm 2015, toàn tỉnh có 15 địa phương đăng ký thực hiện mô hình chuyển đổi từ sản xuất lúa sang trồng ngô và rau màu có giá trị kinh tế cao. Qua kiểm tra có 13/15 địa phương thực hiện theo đúng quy định với diện tích 273ha. Kết quả ban đầu cho thấy, năng suất, giá trị từ trồng ngô, rau màu tăng cao hơn gieo cấy lúa. Nếu như cấy lúa giá trị trung bình đạt 42,6 triệu đồng/ha thì trồng dưa chuột ở xã Vũ Phúc (thành phố Thái Bình) cho giá trị 132,9 triệu đồng/ha; khoai tây ở xã Thái Hưng (Thái Thụy) cho giá trị 108 triệu đồng/ha. Ông Ngô Doãn Đô, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Phụ) cho biết: Một sào dưa bao tử cho thu nhập gấp 3 - 5 lần so với cấy lúa. Hơn nữa, nông dân tận dụng được lao động trong làm đất và thu hoạch, đồng thời tăng hệ số sử dụng đất và tranh thủ được thời vụ.

Hiệu quả của mô hình chuyển từ cấy lúa sang trồng ngô, cây màu đã thấy rõ, tuy nhiên chủ trương chuyển đổi hướng chuyên canh này cũng gặp nhiều thử thách bởi không phải tất cả cán bộ, nhân dân địa phương đều đã nhận thức đúng, đủ về chủ trương này. Mặt khác, vấn đề lao động, kinh phí đầu tư hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới, tiêu cho cây trồng và đặc biệt nhất là đầu ra cho sản phẩm đã và đang là thách thức không nhỏ đối với quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa xuân sang trồng ngô, cây màu.

Ông Trần Minh Chiêu, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Điệp Nông (Hưng Hà):

Để phát triển cây ngô bền vững, cần xác định vấn đề trọng tâm là tìm đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, cần chú trọng mở rộng thị trường, tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm giúp việc canh tác, tiêu thụ ngô, cây màu hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Văn Thế, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Vũ An (Kiến Xương):

Việc chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô, cây màu có giá trị kinh tế cần thu hút được doanh nghiệp vào cuộc, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, đủ điều kiện xuất khẩu và tiêu dùng ở thị trường trong nước, đồng thời để nông dân yên tâm sản xuất.


Related news

​Doanh Nghiệp Anh Đến Tận Vườn Mua Nhãn ​Doanh Nghiệp Anh Đến Tận Vườn Mua Nhãn

Hiện công ty này đang phân phối nhãn từ Thái Lan cho các hệ thống bán lẻ tại Anh và mong muốn đưa trái nhãn VN vào thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Anh nói riêng và châu Âu nói chung thì nhà vườn cần làm theo tiêu chuẩn Global GAP.

Saturday. November 15th, 2014
​An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn ​An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.

Saturday. November 15th, 2014
Lãng Phí Trên 40.000 Tỷ Đồng/năm Do Thất Thoát Phân Bón Lãng Phí Trên 40.000 Tỷ Đồng/năm Do Thất Thoát Phân Bón

Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.

Saturday. November 15th, 2014
Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công Niên Vụ Càphê 2013-2014 Đắk Lắk Thành Công

Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.

Saturday. November 15th, 2014
Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm Trồng Cam, Thu Hoạch Tiền Tỉ Mỗi Năm

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

Monday. November 17th, 2014